Bài giảng Kể chuyện Lớp 5 - Người đi săn và con nai

Bài giảng Kể chuyện Lớp 5 - Người đi săn và con nai

Giải nghĩa từ:

Súng kíp: Súng trường loại cũ chế tạo theo phương pháp thủ công, nạp thuốc phóng và đạn từ miệng nòng, phát hỏa bằng một kíp kiểu va đập đặt ở đuôi nòng .

Đèn ló: Đèn chỉ để ánh sáng chiếu ra một phía, dùng để rọi xa.

Hổ phách: Nhựa thông lâu ngày kết rắn lại, có màu vàng nâu trong suốt, dùng làm đồ trang sức.

 

pptx 20 trang loandominic179 5620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kể chuyện Lớp 5 - Người đi săn và con nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAITừ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!Người đi săn bước đến con suối.Suối róc rách hỏi:- Đi đâu tối thế?- Đi săn con nai.Suối bảo:- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!Người đi săn lùi lũi bước đi.Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:- Đến chơi với tôi à?- Không phải.- Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!- Sao?- Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.- Ác thế!- Thịt nai ngon lắm.Cây trám rưng rưng:- Thế thì cút đi!Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!Giải nghĩa từ:Súng kíp: Súng trường loại cũ chế tạo theo phương pháp thủ công, nạp thuốc phóng và đạn từ miệng nòng, phát hỏa bằng một kíp kiểu va đập đặt ở đuôi nòng .Đèn ló: Đèn chỉ để ánh sáng chiếu ra một phía, dùng để rọi xa.Hổ phách: Nhựa thông lâu ngày kết rắn lại, có màu vàng nâu trong suốt, dùng làm đồ trang sức.Mùa trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!Thế thì cút đi!Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon! Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!!!Tạm biệt các bạnNgười đi săn chuẩn bị súng để đi sănDòng suối khuyên người đi săn đừng bắn con naiCon nai lặng yên, trắng muốtCây trám tức giậnNgười đi săn xuống núi trở về nhàChưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!!!Lưu ý khi kể chuyện: Kể đúng cốt truyện bằng lời kể của mình, không quá phụ thuộc vào lời kể của thày, cô. Giọng kể chậm rãi, phân biệt lời của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai và tâm trạng người đi săn. Cách nhận xét bạn kể chuyện: Bạn đã kể đúng cốt truyện chưa? Lời kể có tự nhiên, sáng tạo không? Có bộc lộ được cảm xúc trong khi kể không?Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyệnVì sao người đi săn không bắn con nai?Ý nghĩa câu chuyện: Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên!Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?Con vượn bạc máCon sư tửCon báoHươu cao cổNuôi nhốt hổ trái phépCác động vật quý hiếm trong thiên nhiên của nước ta và trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ke_chuyen_lop_5_nguoi_di_san_va_con_nai.pptx