Giao lưu Olympic Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Giao lưu Olympic Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1 (0,5 điểm).

 a) Từ nào viết sai chính tả?

 A. gồ ghề B. ngượng ngịu C. kèm cặp D. kim cương

b) Kết hợp nào không phải là một từ?

 A. nước uống B. xe hơi C. xe cộ D. ăn cơm

Câu 2 (0,5 điểm).

a) Từ nào không phải là từ ghép?

A. san sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi

b) Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?

 A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn

Câu 3 (0,5 điểm).

a) Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. lăn tăn B. tí tách C. thấp thoáng D. ngào ngạt

b) Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?

 A. mùa xuân B. tuổi xuân C. sức xuân D. 70 xuân

 

doc 6 trang loandominic179 33433
Bạn đang xem tài liệu "Giao lưu Olympic Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
 GIAO LƯU CỤM TRƯỜNG LẦN 1
Đề chính thức
(Có 04 trang)
 GIAO LƯU OLYM PIC TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2020 - 2021
Ngày 13/11/2020
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh: ...... . Lớp: 
Trường Tiểu học .............................................................................................................................
Điểm
Họ tên, chữ ký người coi 
Họ tên, chữ ký người chấm
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 (0,5 điểm).
 a) Từ nào viết sai chính tả?
 A. gồ ghề 
 B. ngượng ngịu
C. kèm cặp 
 D. kim cương 
b) Kết hợp nào không phải là một từ?
 A. nước uống
 B. xe hơi
C. xe cộ
D. ăn cơm
Câu 2 (0,5 điểm). 
a) Từ nào không phải là từ ghép?
A. san sẻ 
B. phương hướng
C. xa lạ
D. mong mỏi
b) Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?
 A. tổ tiên 
B. tổ quốc
 C. đất nước
 D. giang sơn
Câu 3 (0,5 điểm). 
a) Từ nào không phải là từ tượng hình?
A. lăn tăn
 B. tí tách
C. thấp thoáng
 D. ngào ngạt
b) Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?
 A. mùa xuân
 B. tuổi xuân
C. sức xuân
D. 70 xuân
Câu 4 (0,5 điểm). 
a) Dòng nào đã có thể thành câu?
A. Mặt nước loang loáng 
B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng 
D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
b) Từ nào là danh từ?
 A. cái đẹp 
B. tươi đẹp
C. đáng yêu
 D. thân thương
Câu 5 (0,5 điểm). 
a) Từ nào có nghĩa tổng hợp?
 A. vui lòng
B. vui mắt
C. vui thích 
D. vui chân
b) Từ nào có nghĩa là: “Giữ cho còn, không để mất”?
 A. bảo quản
B. bảo toàn
C. bảo vệ 
D. bảo tồn
Câu 6 (0,5 điểm). 
a) Từ nào là từ ghép phân loại?
 A. học tập
 B. học đòi
C. học hành
D. học hỏi
b) Câu nào có nội dung diễn đạt chưa hợp lí?
A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả. 
 B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức. 
 C. Cây đổ vì gió lớn. 
 D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (1 điểm). Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm, theo 2 cách:
	a/ Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy).
	b/ Dựa vào từ loại (danh từ, động từ, tính từ).
Câu 8 (1 điểm). Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
c) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh 
 mông trên khắp các sườn đồi.
d) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái 
được những trái cây trĩu xống từ hai phía cù lao.
9 (2 điểm).
“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay gọi gió, gật đầu gọi trăng.
 Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Qủa dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.”
	Theo em, phép nhân hóa và phép so sánh được thể hiện qua những từ ngữ nào trong khổ thơ trên. Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 10 (2 điểm). 
	Ca dao có câu:
 Công cha , nghĩa mẹ, ơn thầy
Nghĩ sao cho thỏa những ngày gian lao
	Hãy kể lại một câu chyện nói về cha mẹ/ hoặc người nuôi dạy, đỡ đầu thay cha mẹ hoặc thầy/ cô giáo theo ý câu ca dao trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM GAO LƯU OLYM PIC TIẾNG VIỆT- LỚP 5
NĂM HỌC 2020-2021 (CỤM TRƯỜNG)
Ngày 13/11/2020
(Có 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Ý
a
b
a
b
a
b
a
b
a
b
a
b
Đáp án
B
D
D
A
B
A
A
A
C
B
B
B
Điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 7 (1 điểm). Sắp xếp những từ đã cho thành các nhóm đúng yêu cầu:
	a) Dựa vào cấu tạo : (0,5 điểm)
	- Từ đơn: vườn, ngọt, ăn.
	- Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập.
	- Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng.
	b) Dựa vào từ loại : (0,5 điểm)
	- Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn.
	- Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn.
	- Tính từ : rực rỡ , dịu dàng, ngọt.
Bài 8 (1 điểm). Xác định đúng các bộ phận chủ ngữ (CN) , vị ngữ (VN), trạng ngữ (TN) trong mỗi câu được : (0,25 điểm)
a/ Sáng sớm,/ bà con trong các thôn/ đã nườm nượp đổ ra đồng.
 TN CN VN
	b/ Đêm ấy, / bên bếp lửa hồng,/ ba người/ ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
 TN1 TN2 CN VN
	c/ Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát/ 
 TN CN
trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
 VN
	d/ Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy,/ người nhanh tay/ 
 TN CN
có thể với lên hái được những trái cây trĩu xống từ hai phía cù lao.
 VN
Bài 9 (2 điểm) 
	Học sinh nêu được:
- Phép nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ: Dang tay đón gió; gật đầu gọi trăng.
- Các từ ngữ có tác dụng làm cho các vật vô trị vô giác (là cây dừa) trở nên có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng biết mở rộng vòng tay để đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên.
- Phép so sánh được thể hiện qua các từ ngữ: Qủa dừa (giống như) đàn lợn con; tàu dừ (giống như) chiếc lược.
- Cách so sánh ở đây được chọn những sự vật thật là gần gũi, thể hiện sự liên tưởng rất phong phú của tác giả.
* Qua cách so sánh này làm cho cảnh vật trong thơ trở nên sinh động, có đường nét, hình khối và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
Bài 10 (2 điểm)
	* Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh viết được bài văn kể chuyện có nội dung nói về công ơn cha mẹ/ người nuôi dưỡng hoặc thầy/ cô giáo theo ý câu ca dao nêu trong đề bài;
- Bài viết có đủ 3 phần : Mở bài, thân bai, kết bài;
- Câu chuyện cần rõ nhân vật, diễn biến, tình tiết và bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
- Diễn đạt rành mạch, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
* Cách đánh giá:
- Tùy theo hạn chế của bài làm, có thể cho các mức điểm phù hợp.
 Hết .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_luu_olympic_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_2021_co_dap_a.doc