Giáo án Tập làm văn 5 - Tiết 50: Tập viết đoạn đối thoại

Giáo án Tập làm văn 5 - Tiết 50: Tập viết đoạn đối thoại

I. MỤC TIÊU:

Dựa vào vào truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được lời các đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).

KNS: - Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).

- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.

- Một số vật dụng để HS sắm vai, diễn kịch.

 

doc 2 trang quynhdt99 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 - Tiết 50: Tập viết đoạn đối thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tập làm văn lớp 5
Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 25: Tập viết đoạn đối thoại hướng dẫn học sinh hiểu được viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp. Rèn luyện học sinh kĩ năng phối hợp với bạn làm bài, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng hợp tác. Mời các thầy cô tham khảo soạn bài.
Giáo án lớp 5 - Tiếng Việt Tuần 25
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 50: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU:
Dựa vào vào truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được lời các đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
KNS: - Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
- Một số vật dụng để HS sắm vai, diễn kịch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một vở kịch bằng cách viết tiếp các lời thoại. Sau đó lớp mình cùng tham gia diễn kịch xem ai có thể trở thành diễn viên.
2. Hướng dẫn học sinh làm BT:
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- GV hỏi:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
Bài tập 2: Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 1 nhóm làm vào bảng phụ gắn lên bảng , cho lớp nhận xét .
- GV cùng HS nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình.
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu.
Bài tập 3:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Gợi ý HS: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 nhóm diễn kịch hay lên diễn cho cả lớp xem.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai ; Lòng dân; Người Công dân số Một.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu và đoạn trích. HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông
+Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha
+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn
Bài tập 2: Dựa vào nội dung của trich đoạn trên (SGK). Hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch.
- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
VD:
Phú nông: - Bẩm , vâng 
Trần Thủ Độ: - Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn xin chức câu đương, có đúng không?
Phú nông: - (Vẻ vui mừng) Dạ đội ơn Đức Ông. Xin Đức Ông giúp con được thỏa nguyện ước.
Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết chức câu đương phải làm những việc gì không?
Phú nông: - Dạ bẩm (gãi đầu, lúng túng). Con phải phải đi bắt tội phạm ạ 
Trần Thủ Độ: Làm sao ngươi biết kẻ nào là phạm tội?
Phú nông: -Dạ bẩm bẩm Con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.
Trần Thủ Độ: - Thì ra ngươi hiểu chức phận thế đấy! Thôi được, nể tình phu nhân, ta sẽ cho ngươi được thỏa nguyện. Có điều chức câu đương của ngươi là do phu nhân xin cho nên không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân ngươi để phân biệt.
Phú nông: (Hoảng hốt, cuống cuồng). Ấy chết! Sao ạ? Đức ông bảo gì cơ ạ? ...
- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập: Phân vai đọc (hoặc diễn thử) màn kịch kịch trên .
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai
+ Trần Thủ Độ
+ Phú ông
+ Người dẫn chuyện
- HS diễn kịch trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_5_tiet_50_tap_viet_doan_doi_thoai.doc