Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Hiểu các từ ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.

+ Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai) tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 1/10, 3/ 4).

+Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

 2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác,

- Phẩm chất: Yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.

* Giáo dục an ninh quốc phòng: Lấy ví dụ về tội ác diệt chủng ở Cam-pu-chia năm 1975-1979.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Tranh ảnh SGK, sưu tầm thêm tranh về nạn phân biệt chủng tộc

2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 51 trang cuongth97 08/06/2022 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Hiểu các từ ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. 
+ Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai) tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 1/10, 3/ 4).
+Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
 2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, 
- Phẩm chất: Yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.
* Giáo dục an ninh quốc phòng: Lấy ví dụ về tội ác diệt chủng ở Cam-pu-chia năm 1975-1979.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Tranh ảnh SGK, sưu tầm thêm tranh về nạn phân biệt chủng tộc
2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng khổ 2-3 hoặc cả bài Ê-mi-li con... và trả lời câu hỏi SGK.
- GV đánh giá, nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ bài. -HS quan sát
- GV chia đoạn:
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn.( 3 lần)
 + Lần 1: 3 HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm. và giải nghĩa các số liệu thống kê để làm rõ sự bất công của chế độ A-pác-thai.
+ Lần 2 : 3 HS khác đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó cuối bài.
+ Lần 3 : 3 HS khác đọc kết hợp sửa câu dài, nhận xét.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu cả bài.
- Học sinh đọc, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Nam Phi tên gọi A-pác-thai.
+ Đoạn 2: ở nước này dân chủ nào.
+ Đoạn 3: còn lại
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời các câu hỏi trong SGK) .
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não 
* Cách tiến hành:
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
- GV chốt những kiến thức HS vừa chia sẻ.
- Cho HS đọc thầm 2 đoạn đầu.
? Em biết gì về đất nước Nam Phi?
+ Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
GV: Đạo luật A-pác thai là đạo luật phân biệt chủng tộc đầu tiên ban hành ở Nam Phi năm 1913, trong thời kỳ thực dân Anh thống trị Nam Phi, đây là một chế độ hết sức thối nát, dã man.
- Ý đoạn này nói gì?
*Rút ý 1: Người dân Nam Phi dưới chế độ A-pác-thai. 
- Mời một HS đọc đoạn 3.
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
GV: Chế độ A-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh cần được xoá bỏ để tất cả mọi người thuộc mọi màu da đều được hưởng quyền bình đẳng. Mọi người sinh ra dù màu da khác nhau nhưng đều là con người. Không thể có màu da cao quý và màu da thấp hèn, không thể có dân tộc thống trị và dân tộc bị thống trị, bị khinh bỉ.
*Rút ý 2: Cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai thắng lợi.
+ Em hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt lại ý đúng và ghi bảng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp
1. Người dân Nam Phi dưới chế độ A-pác-thai.
+ Nam Phi là một nước nằm ở châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp phải sống chữa bệnh ở những khu riêng; không được hưởng một chút tự do dân chủ nào.
2. Cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pác-thai thắng lợi.
+ Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
+ Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế độ A-pác-thai, được trả tự do năm 1990, trở thành tổng thống năm 1994, sau khi chế độ a-pác- thai bị xoá bỏ ông được nhận giải thưởng Nô- ben về hoà bình năm 1993.
Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh bền bỉ của người dân Nam Phi.
4. Luyện đọc diễn cảm:(10 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn, Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp tìm giọng đọc. Nêu cách đọc.
	- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
 + GV đọc mẫu.
 + Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài.
- Học sinh nêu giọng đọc cả bài
Toàn bài đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng ở những số liệu thông tin về chính sách đối xử bất công với người da đen ở Nam Phi; đoạn cuối đọc với giọng cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm bền bỉ của người da đen.
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 em đọc thi. Lớp theo dõi chọn giọng hay.
5. Hoạt động vận dụng: (3phút)
 - Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tập đọc này ?
* Giáo dục an ninh quốc phòng: HS xem video tố cáo về tội ác diệt chủng ở Cam-pu-chia năm 1975-1979.
- Qua đoạn video, em biết được điều gì?
- GV nhấn mạnh về sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam đối với Căm-pu-chia.
6. Củng cố, dặn dò (1phút)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc và học bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Năng lực đặc thù:
Sau bài học giúp HS phát triển các năng lực:
- Năng lực giao tiếp toán học: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải các bài toán có liên quan.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung: Rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tự giải quyết vấn đề.
* Phẩm chất: HS chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập; yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Phần mềm AIC book
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động (5p)
- HS chữa bài: 2, 4 SGK
- Nhận xét.
? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
2. Hoạt động luyện tập (30p)
* Mục tiêu: - Biết tên gọi và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu giải thích mẫu.
- Chữa bài
? Nêu lại cách làm ?
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.
*Gv : Cách viết số đo có 2 đơn vị dưới dạng số đo có 1 đơn vị.
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, 2 HS làm bảng
6m235dm2 = 6m2 +m2 = 6m2
8m227dm2=8m2 +m2 = 8m2
16m29dm2=16m2+m2= 16m2
26dm2 = m2
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
? Giải thích cách làm?
* GV: Cách làm
Bài 2: Khoanh vào trước chữ đăt trước câu trả lời đúng.
- HS nêu yêu cầu.
- Báo cáo kết quả.
Đáp án B là đúng
- Chữa bài: - Nhận xét?
? Để so sánh các số đo diện tích, em làm thế nào?
*Gv: Cách so sánh.
Bài 3: >; <;=
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm, 2 HS làm bảng.
2dm27cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm289mm2
3m248dm2 < 4m2
61km2 > 610hm2
- 1 HS đọc bài, lớp đối chiếu kết quả.
? Bài cho biết gì? Hỏi gì?
? Muốn biết diện tích căn phòng đó ta phải biết gì?
- Chữa bài: 
? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
*GV: Cách làm, chú ý tính toán.
Bài 4: 
- Học sinh đọc bài.
- HS làm bài, 1 HS làm bảng.
Bài giải:
Diện tích một viên gạch là:
40 x 40 = 1600 ( cm2)
Diện tích của căn phòng là:
1600 x 150 = 240 000 ( cm2 )
240 000 cm2 = 24 m2
 Đáp số: 24 m2
3. Hoạt động vận dụng ( 5p)
* Mục tiêu: Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích và biết tính diện tích căn phòng trong thực tế.
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS đo cạnh của 1 viên gạch lát trong lớp học; đếm xem có bao nhiêu viên gạch được lát từ đó tính diện tích lớp học với đơn vị là m2.
4. Củng cố, dặn dò (1p)
? Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *******************************************************
Khoa học
 DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. MỤC TIÊU :
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 
- Nhận biết khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
*Kỹ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
- Có ý thức dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng khi bị bệnh hoặc cần đến thuốc. 
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình.
*GD KNS:
- KN tự phản ánh kinh nghiêm bản thân về dùng thuốc an toàn.
- KN xử lí thông tin để sử dụng thuốc đúng liều, đúng cách, an toàn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Hình trang 24 , 25 trong AIC Book.
- HS: Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Thẻ chữ A; B; C
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động khởi động: (5 phút) Trò chơi: Ban nhạc hòa tấu
Lớp có thể được chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình”
+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc”
+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng”
+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “Keng keng”
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm hùm ” và trò chơi được tiếp tục.
2. Hoạt động khám phá: 
2.1. Hoạt động 1:
*Mục tiêu: - Nhận biết khi nào nên dùng thuốc.
*Phương pháp: KWLH; thảo luận, quan sát. 
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Em đã biết gì về dùng thuốc an toàn và không an toàn?
? Em muốn biết thêm điều gì?
- Tổ chức làm việc theo nhóm 2 
? Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ? 
- Giáo viên gọi một số cặp hỏi và trả lời nhau trước lớp .
Mời hs nên giới thiệu trực quan sưu tầm
? Kể tên 1 số loại thuốc? Khi nào sử dụng thuốc đó?
*KL: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị, nhưng chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
HS chia sẻ trước lớp theo biểu đồ KWLH
1.Thời điểm cần sử dụng thuốc
Khi bị bệnh chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người.
Thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc chữa đau mắt, 
2.2. Hoạt động 2: Cách sử dụng thuốc an toàn (8 phút)
*Mục tiêu: - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
*Phương pháp: thảo luận, quan sát. 
*Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trang 24 SGK . 
- Tổ chức làm việc theo nhóm lớn trao đổi:
1-Chỉ được dùng thuốc theo hướng dẫn của ai?
2-Nếu được thầy thuốc chỉ định dùng thuốc thì phải dùng thuốc như thế nào?
3-Có được tự ý dùng thuốc không?
4-Nếu lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến hậu quả gì?
5-Khi mua thuốc cần lưu ý điều gì?
Mời trình bày.
? Nêu những điểm cần lưu ý để mua thuốc và dùng thuốc được an toàn?
*KL: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết , dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng.
- 2 hs đọc đối đáp
- HS thảo luận nhóm 4
- HS trình bày
- Dùng đúng thuốc , đúng cách, đúng liều lượng, đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc an toàn là phải biết xuất xứ thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc.
Mua: đọc kĩ thông tin trên vỏ và hướng dẫn sử dụng, hạn dùng.
Dùng: theo chỉ dẫn của bác sĩ, phải biết phản ứng phụ của thuốc. Ngừng khi bệnh không giảm hoặc bị dị ứng.
Bệnh nặng hơn, tử vong.
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi : "Ai nhanh , ai đúng ?”
*Mục tiêu: Biết cách sử dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng bệnh tật.
*Phương pháp: Trò chơi
*Cách tiến hành: 
 GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn 
 GV yêu cầu mỗi nhóm đưa ra thẻ chữ đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi :
Tiến hành chơi 
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 25 SGK , các nhóm thảo luận nhanh và thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ rồi giơ lên.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào đưa nhanh nhất và đúng.
? Tại sao ăn thức ăn chứa nhiều vitamin là cách tốt nhất để cung cấp vitamin cho cơ thể?
? Tại sao uống vitamin tốt hơn tiêm ?
*KL: Tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng bệnh tật.
HS chơi theo nhóm
Đáp án: 1- Để cung cấp vi ta min cho cơ thể nên ăn thức ăn chứa nhiều vitamin như rau, củ quả, sữa.
2- Đề phòng bệnh còi xương cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có canxi và vitamin D
3. Hoạt động luyện tập: Đóng vai xử lí tình huống
- GV đưa và yêu cầu HS đọc kĩ các tình huống dưới đây:
Tình huống 1 - Nhà em có một số thuốc đã hết hạn sử dụng, em sẽ làm gì?
Tình huống 2 - Em nhìn thấy một em bé đang nghịch một lọ/ vỉ/ hộp thuốc. Em sẽ làm gì?
Tình huống 3 - Khi bố mẹ và người lớn vắng nhà, em của em bị đau bụng. Em sẽ làm gì?
b. Các bạn trong nhóm thảo luận, 6 đưa ra cách xử lí trong mỗi tình huống
c. Phân công các bạn theo từng nhân vật, đóng vai thể hiện cách xử lí trong từng tình huống:
Tình huống
Cách xử lí
Tình huống 1
Khi nhà có thuốc hết hạn sử dụng, em sẽ lấy số thuốc đó, trộn lẫn vào bã cà phê hoặc bã trà rồi bỏ vào túi đem đi vứt vào thùng rác. Hoặc nếu số lượng thuốc nhiều, em sẽ mang thuốc đến cơ sở ý tế gần nhà có chương trình thu gom rác thải y tế để họ xử lí.
Tình huống 2
Em sẽ lại cầm vỉ thuốc đó cất đi và tìm một món đồ chơi khác để chơi cùng với em. Nếu gặp người lớn, em sẽ bảo họ cất lọ/vỉ thuốc và khuyên họ nên cất cẩn thận tránh xa tầm với của các em nhỏ, nếu không may để em nhỏ uống phải sẽ gây hậu quả khó lường.
Tình huống 3
Em sẽ chạy nhanh ra hàng xóm nhờ người lớn giúp đưa em đi khám ở cơ sở y tế gần nhất, đồng thời em sẽ gọi điện liên lạc báo để bố mẹ biết.
4. Hoạt động vận dụng: 
- Em chia sẻ với bố mẹ cách sử dụng thuốc sao cho an toàn.
5. Củng cố dặn dò: Nêu cách dùng thuốc an toàn?
- HS đọc Mục Bạn cần biết trang 25 SGK.
- Nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lý
ĐẤT VÀ RỪNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học giúp HS phát triển các năng lực:
- Năng lực giao tiếp: Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít .
Nêu được mốt số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lít: Có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi. 
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Năng lực tư duy và lập luận: Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Năng lực mô hình hóa: Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo. có hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- PC: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các tài nguyên rừng.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng, 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: 
 + Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. 
 + Lược đồ phân bố rừng Việt Nam các hình minh hoạ SGK. 
 + Sưu tầm thông tin về rừng Việt Nam (trồng rừng - rừng bị tàn phá- đất sói mòn..).
- HS: SGK, vở, phiếu học KWLH.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho học sinh tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ một số bãi tắm khu du lịch biển nổi tiếng nước ta?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- Học sinh chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30 phút)
* Mục tiêu: - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
PP: Động não
* Cách tiến hành:
- Chia sẻ ND phiếu học KWLH
*Hoạt động1: Các loại đất chính ở nước ta.
- Yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.
- Trình bày kết quả:
+ GV đưa bản đồ
+ YC chỉ nơi có 2 loại đất chính
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
 - GV nêu: Đất là nguồn tài nguyên quí nhưng chỉ có hạn; việc sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ cải tạo.
- HĐ cá nhân
- Học sinh đọc SGK và làm bài
- Một số HS trình bày kết quả làm việc.
- Một vài em chỉ trên bảng đồ: Địa lí tự nhiên Việt Nam, vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta .
- Nêu một vài biện pháp bảo vệ và cải tạo đất
- Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thay chua rửa mặn, đóng cọc đắp đê... để đất không bị sạt lở.
- Nếu chỉ sự dụng mà không bảo vệ cải tạo thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?
- GV tóm tắt nội dung ; rút ra kết luận
Chiếu hình ảnh đất bạc mầu xói mòn...
- Bạc mầu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn...
*Hoạt động 2: Rừng ở nước ta.
- YC quan sát hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu học sinh trả lời :
- Nước ta có mấy loại rừng ? Đó là những loại rừng nào?
- Rừng rậm nhiệt đới được phân bố ở đâu có đặc điểm gì?
- Rừng ngập mặn được phân bố ở đâu? Có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh chỉ vùng phân bố rừng râm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.( GV đưa lược đồ)
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV chiếu hình ảnh rừng rậm nhiệt đới và ngập mặn- chốt.
- HĐ cá nhân
- HS quan sát H1,2,3 đọc SGK và hoàn thành bài tập.
- 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Vùng đồi núi: Đặc điểm: Nhiều loại cây rừng nhiều tầng có tầng cao thấp.
- Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên xuống hàng ngày: Đặc điểm chủ yếu là cây sú vẹt... cây mọc vượt lên mặt nước.
- HS chỉ.
*Hoạt động 3: Vai trò của rừng.
- Chia nhóm 4: thảo luận trả lời.
- Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
- Vì sao phải sự dụng và khai thác rừng hợp lý.
- Nêu thực trạng rừng nước ta hiện nay?
- Nhà nước và địa phương làm gì để bảo vệ?
- Việc bảo vệ rừng, khai thác rừng hợp lý có tác dụng gì
- GV chốt vai trò của rừng: chiếu hình ảnh khai thác gỗ, lâm sản, thú rừng...chống bão lũ bảo vệ đê của rừng ngập mặn...
- HS đọc SGK thảo luận nhóm tìm câu hỏi.
- Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ.
- Rừng có tác dụng điều hoà khí hâu, giữ đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt, chống bão...
- Tài nguyên rừng có hạn; vì thế không khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên; ảnh hưởng đến môi trường
- Học sinh nêu. 
- Giao đất, giao rừng cho dân, tăng cường lực lượng bảo vệ, giáo dục ý thức cho mọi người...
- Giữ nguồn nước, chống sói mòn, hạn chế lũ, bảo vệ thú rừng, cân bằng sinh thái 
3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)
- Em biết gì về thực trạng đất và rừng hiện nay trên cả nước.
- Liên hệ về việc sử dụng đất trồng trọt và đất ở hiện nay ở địa bàn nơi em ở.
- GV chiếu HA lũ vì bị phá rừng, suối khô cạn vì phá rừng... đầm nuôi tôm, lấn biển làm nhà làm rừng ngập mặn bị thu hẹp...
- Nêu những việc làm BV rừng mà em biết?
- Mọi người đang làm gì để thực hiện tiết kiệm NL hiệu quả 
GV chốt thực trạng đất và rừng tại Quảng Ninh, TP Hạ Long và nhắc nhở việc làm BV rừng.
- Đang được trồng trên các đồi trọc do khai thác than
- Một số địa phương lấn biển làm nhà và nuôi hải sản , rừng bị thu hẹp lại.
- Trồng và BV rừng
- Sử dụng điện tiết kiệm
- Dùng các vật liệu trong XD thay thế gỗ
- Đun bếp bằng khí bi o ga, năng lượng mặt trời thay thế củi...
4. HĐ củng cố dặn dò: (2 phút)
- Tuyên truyền với mọi người cùng BV rừng, tài nguyên khác
- Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các thiết bị trong GĐ
- HS thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ****************************************************
Kĩ thuật
CẮT KHÂU THÊU TỰ CHỌN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực thực hành: HS thực hiện được các thao tác kĩ thuật thêu, khâu một sản phẩm tự chọn 
- Năng lực thao tác với đồ dùng: Biết sử dụng các đồ dùng để thực hành làm sản phẩm yêu thích. 
- Đánh giá, thiết kế sản phẩm
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự tin thực hành làm sản phẩm mình yêu thích. HS có ý thức tự phục vụ; giúp gia đình việc nội trợ . Yêu thích môn học, thích lao động, yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
+ Bảng tương tác, 
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, thước...)
2. Học sinh: Bộ đồ dùng KT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (3’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Giới thiệu bài
- KT theo nhóm, báo cáo
2. Hoạt động thực hành (20’)
* Mục tiêu: Giúp HS chọn được sản phẩm để thực hành.
*Phương pháp : Thực hành.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại thao tác đính khuy 2 lỗ, thêu dấu nhân.
- Nhận xét , tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn: Mỗi em hoàn thành 1 sản phẩm.
- Chia nhóm , phân công vị trí làm việc 
- GV quan sát, HD bổ sung cho các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành.
- Các nhóm thảo luận, chọn sản phẩm, phân công nhiệm vụ.
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn , những dự định sẽ tiến hành.
3. Hoạt động đánh giá sản phẩm: (8 phút) 
* Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Phương pháp: vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- Gọi HS đọc các tiêu chí đánh giá-SGK
- GV chỉ định 3HS cùng GV làm BGK
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm - BGK nhận xét, đánh giá
- GV tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp, đúng thao tác kĩ thuật.
* Đánh giá sản phẩm của HS:
+ Hoàn thành đúng quy định.
+ Hoàn thành sớm và vượt mức quy định.
- HS trưng bày sản phẩm.
+ Nêu yêu cầu của sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm của bạn trong nhóm theo tiêu chí. 
- HS nghe đánh giá sản phẩm của BGK.
4. Hoạt động vận dụng : (3’) 
- Thực hành làm sản phẩm trang trí tự chọn.
5. Củng cố, dặn dò (1’)	
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS chuẩn bị tốt giờ học sau .
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Toán
HÉC TA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp toán học: Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Biết chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với héc-ta, vận dụng để giải toán.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp.
- Tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Phần mềm SGK điện tử, bảng tương tác.
- HS: SGK, vở .
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho học sinh tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung sau:
 7 km2= m2 hm2 = m2
 16 hm2 = m2 hm2 = m2
 1km2 = hm2 km2 = hm2
40km2 = hm2 km2 = hm2
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
- HS chia thành 2 đội, mỗi đội 8 bạn thi tiếp sức, đội nào đúng và nhanh hơn thì chiến thắng.
2. Hoạt động khám phá: Giới thiệu về đơn vị đo diện tích ha. (10 phút)
* Mục tiêu: - Học sinh biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc ta. 
 - Biết quan hệ giữa héc ta và mét vuông .
* Phương pháp: Vấn đáp , quan sát.
 Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày 1 phút.
* Cách tiến hành:
- Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng, 1 khu rừng, ao, hồ... người ta thường dùng đơn vị đo héc ta.
- 1héc ta = 1hm2 và kí hiệu ha.
- 1hm2 = ?m2
- Vậy 1ha = ?m2
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Học sinh nghe và viết:
1ha = 1hm2
- 1hm2 = 10.000m2
1ha = 10.000m2
3. Hoạt động luyện tập : (20 phút)
* Mục tiêu: - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc ta) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
* Phương pháp: 
- Vấn đáp , quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày 1 phút.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- GV nhận xét chữa bài, chốt kết quả đúng.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm 1 số phần.
+ 4ha = ......m2
+ km2 =....... ha
+ 800 000m2 = ...... ha
*Kết luận: Cách đổi :1ha = 1 hm2; 1ha= 10 000 m2
 - Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 - Cả lớp làm vở, 1 bạn làm trên bảng tương tác.
a) 4ha = 40 000m2 
 20ha = 200 000m2
 1km2 = 100 ha 
 15 km2 = 1500 ha
12 ha = 5000 m2
11000 ha = 100 m2
110 km2 = 10ha
34 km2 = 75ha
b) 60 000m2 = 6ha 1800ha = 18km2 
 800 000m2 = 80ha 27000 ha = 270km2 
+ Vì 4ha = 4hm3 mà 4hm2 = 40 000m2 nên 4ha = 40 000 m2
 + Vì 1km2 =100ha nên km2 =100ha x = 75ha.Vậy km2 = 75ha
 + Vì 1ha = 10 000m2 nên 800 000m2 = 800 000 : 10 000 = 80ha
Vậy 800 000m2 = 80ha
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu làm bài tập cá nhân.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
*Kết luận :1 ha= 1100 km2
- Học sinh đọc đề.
- Lớp làm vào vở , chia sẻ kết quả trước lớp.
 22 200ha = 222km2
Vậy diện tích rừng Cúc Phương là 222km2
Bài 3: HĐ nhóm
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận tìm ra cách làm
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
- Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận tìm ra cách làm sau đó làm bài, báo cáo kết quả trước lớp
a) S ( 85km2 < 850ha
Ta có 85km2 = 8500ha.)
b) Đ ( 51ha > 60000m2	51ha = 510000m2) 
c) S. ( Vì : 4dm27cm2 = 4dm2 7100dm2= 47100dm2 ).
Bài 4: HĐ nhóm đôi
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Học sinh đọc đề, lớp lắng nghe
- Đại diện 1 nhóm trình bày:
- Đổi diện tích của trường sang đơn vị mét vuông.
- HS làm vào vở, chia sẻ trước lớp.
- Tính diện tích tòa nhà chính ta lấy diện tích của trường đó nhân với 140
 Đổi: 12ha=120000 m2
Diện tích mảnh đất để xây dựng toà nhà chính của trường là: 
 120000×140 = 3000(m2)
 Đáp số: 3000 m2
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Gv giới thiệu thêm để HS biết
+ Miền Bắc : 1ha = 2,7 mẫu ( 1 mẫu = 10 sào, 1 sào Bắc Bộ = 360 m2)
+ Miền Trung : 1ha = 2,01 mẫu ( 1 mẫu = 4970 m2, 1 sào Trung bộ = 497m2) 
+ Miền Nam: 1 ha = 10 công đất ( 1 công đất = 1000m2)
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
Năng lực ngôn ngữ :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
- Đọc trôi chảy được toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu thị thái độ.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật và tính cách của từng nhân vật.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, 
- Phẩm chất:Cảm phục, biết ơn những con người dũng cảm chống lại kẻ xâm lược.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book
2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho học sinh tổ chức thi đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc và TLCH.
- HS theo dõi
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: : Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp.
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu về Si- le và ảnh của ông.
- Cho HS đọc bài, chia đoạn
- GV chia 3 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp.
- Lần 1: Đọc + sửa phát âm.
 - Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ : Si - le, sĩ quan, Hít - le.
- Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá
- Đọc theo cặp
- Đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Học sinh quan sát tranh SGK. 
- HS đọc bài, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu chào ngài. 
+ Đoạn 2: tiếp điềm đạm trả lời.
+ Đoạn 3: còn lại.
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn lầ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx