Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 6: Đất và rừng - Nguyễn Thị Thanh Hoa
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nắm một sốđặc điểm của những loại đất chính và những biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất.
2. Kĩ năng: Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính ở nước ta - Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất.
3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí.
II/Chuẩn bị : - Giáo viên: BGĐT
- Học sinh : sách giáo khoa, vở, đọc trước bài mới.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 6: Đất và rừng - Nguyễn Thị Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí ĐẤT VÀ RỪNG I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nắm một sốđặc điểm của những loại đất chính và những biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất. 2. Kĩ năng: Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính ở nước ta - Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất. 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí. II/Chuẩn bị : - Giáo viên: BGĐT - Học sinh : sách giáo khoa, vở, đọc trước bài mới. III/ Tổ chức các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra: - HS1: Nêu vị trí vàđặc điểm của vùng biển nước ta? - HS2: Biển có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người - GV nhận xét B. Bài mới 1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 2. Tìm hiểu bài a. Các loại đất chính ở nước ta - GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK/79 và hoàn thành bài tập sau: Kể tên và chỉ vùng phân bố loại đất chính ở nước ta trên Bản đồđịa lí tự nhiên Việt Nam? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4về các loại đất chính của nước ta, vùng phân bố và đặc điểm của đất đó. GV gọi đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, tuyên dương - GV kết luận : Nước ta có nhiều loại đất nhưng phần lớn làđất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc vàng tập trung ở vùng đồi núi. Đất phù sa các sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ởđồng bằng b. Sử dụng đất một cách hợp lí - GV cho HS đọc phần 1 SGK/79 và gọi HS trả lời câu hỏi +Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từđây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất? +Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệđất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì ? +Nêu một số cách tạo đất và bảo vệđất mà em biết - Cho HS trả lời -GV nhận xét bổ sung c. Rừng ở nước ta - GV cho HS đọc SGK phần2/79 để hoàn thành bài tập sau : +Nêu sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn ? - GV cho HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại kiến thức : wKL: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển d. Vai trò của rừng : - GV yêu cầu HS đọc phần ở trang 81 ? -Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người ? -Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì ? - GV nhận xét và tuyên dương, phân tích thêm: Rừng nước ta bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm rẫy cháy rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách - Gọi 1 HS nêu lại vai trò của rừng - Cho HS đọc phần bài học SGK 3. Củng cố - GV chốt lại nội dung bài, liên hệ cho HS - Nhận xét tiết học 4. Định hướng học tập: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc từđầu đến cải tạo - HS kể - HS thảo luận theo nhóm 4 - HS trình bày , lớp nhận xét Tên loại đất Vùng phân bố Một sốđặc điểm Phe-ra-lít Đồi núi Màu đỏ hoặc vàng, thường nghèo mùn. Nếu được hình thành trên đá ba-dan thì tơi xốp rất nhiều và phì nhiêu Phù sa Đồng bằng Do sông ngòi bồi đắp. Màu mỡ - Lớp lắng nghe - HS đọc + Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí + Đất sẽ bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn + Bón phân hữu cơ, vi sinh. Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi núi để tránh đất bị xói mòn. Thau chua, rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Đóng cọc, đắp đê - HS trả lời, lớp nhận xét - HS đọc SGK phần 2/79, và trả lời câu hỏi Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Đồi núi Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao, có tầng thấp Rừng ngập mặn Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên hàng ngày Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt. Cây mọc vượt lên mặt nước - HS các nhóm trình bày, lớp nhận xét - Lớp lắng nghe và HS lên bảng chỉ bản đồ 2 loại rừng - HS đọc bài ở trang 81 + Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ, rừng có tác dụng điều hoà khí hậu. Rừng giữđất không cho bị xói mòn. Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt. Rừng ven biển chống bảo biển bảo cát + Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, tuyên truyền và hổ trợ nhân dân trồng rừng, Nhân dân tự giác bảo vệ rừng - HS trả lời, lớp N/xét và tuyên dương - HS đọc phần bài học - HS cùng GV hệ thống lại nội dung bài học
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_5_bai_6_dat_va_rung_nguyen_thi_thanh_hoa.docx