Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 23: Châu Phi - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 23: Châu Phi - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS:

- Xác định trên bản đồ và nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi .

- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên châu Phi.

- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật động vật ở châu Phi.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ Thế giới.

- Bản đồ tự nhiên châu Phi.

- Các hình minh hoạ trong SGK.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi bài học.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ:

*Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước

*Cách tiến hành:

- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu các nét chính về châu Á?

+ Hãy nêu những nét chính về châu Âu?

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

* GV giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học

1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

* Mục tiêu: HS dựa vào bản đồ nhận biết mô tả được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Châu Phi

* Tiến hành:

- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi :

+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất? (Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam)

+ Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào? (Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: phía Bắc giáp với châu Á và biển Địa Trung Hải; phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam giáp với Ấn Độ Dương ; phía Tây giáp với Đại Tây Dương)

 

docx 3 trang cuongth97 04/06/2022 4220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 23: Châu Phi - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ năm, ngày 08 tháng 3 năm 2018
ĐỊA LÍ
CHÂU PHI
Mục tiêu: giúp HS:
- Xác định trên bản đồ và nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi .
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên châu Phi.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật động vật ở châu Phi.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
Bản đồ Thế giới.
Bản đồ tự nhiên châu Phi.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi bài học.
III. Các hoạt động dạy học
 Bài cũ:
*Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước
*Cách tiến hành:
- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu các nét chính về châu Á?
+ Hãy nêu những nét chính về châu Âu?
HS và GV nhận xét, đánh giá.
 Bài mới: 
* GV giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
1.	 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: HS dựa vào bản đồ nhận biết mô tả được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Châu Phi
* Tiến hành:
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi : 
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất? (Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam)
+ Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào? (Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: phía Bắc giáp với châu Á và biển Địa Trung Hải; phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam giáp với Ấn Độ Dương ; phía Tây giáp với Đại Tây Dương)
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi? (Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi)
- Yêu cầu xem SGK trang 103 : 
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi? (diện tích châu phi là 30 triệu km vuông)
+ So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác? (Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu)
- GV kết luận : Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.
2.	 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : HS nêu được một số đặc điểm về tự nhiên châu Phi. Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật động vật ở châu Phi.
* Tiến hành :
- HS thảo luận theo cặp (3 phút)
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi :
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ? (Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn)
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi? (Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn-gô, Ca-la-ha-ri)
+ Kể tên các cao nguyên lớn của châu Phi? (Các cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi)
+ Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi? (Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn-gô, Dăm be-di)
+ Kể tên các hồ lớn ở châu Phi? (Hồ Sát , hồ Víc-to-ri-a)
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Yêu cầu HS trả lời cá nhân : Khí hậu Châu Phi có gì khác so với các châu lục đã học? Vì sao?
- GV kết luận :
+ Địa hình châu Phi tương đối cao, khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.
+ Có quang cảnh tự nhiên : rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới.
2 HS đọc ghi nhớ.
Củng cố, dặn dò
-	Dặn HS về nhà học ghi nhớ.
-	Chuẩn bị bài: “Châu Phi (tiếp theo)”.
-	Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_23_chau_phi_nam_hoc_2017_2018_phung.docx