Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 18: Châu Á (Tiếp) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 18: Châu Á (Tiếp) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

I. Mục tiêu: giúp HS:

- Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này.

- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.

- Kể được tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ các nước châu Á.

- Bản đồ tự nhiên châu Á.

- Các hình minh hoạ trong SGK.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi bài học.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ:

*Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước

*Cách tiến hành:

- GV gọi 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Dựa vào quả Địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu Á.

+ Em hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu Á.

+ Dựa vào lược đồ các khu vực châu Á, em hãy nêu tên các dãy núi lớn và các đồng bằng lớn của châu Á. Vùng nào là vùng cao nhất châu Á?

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

 

docx 4 trang cuongth97 5580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 18: Châu Á (Tiếp) - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Thứ năm, ngày 18 tháng 01 năm 2018
ĐỊA LÍ
CHÂU Á (tiếp theo)
Mục tiêu: giúp HS:
Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này.
Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
Kể được tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
Bản đồ các nước châu Á.
Bản đồ tự nhiên châu Á.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi bài học.
III. Các hoạt động dạy học
 Bài cũ:
*Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước
*Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào quả Địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu Á.
+ Em hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu Á.
+ Dựa vào lược đồ các khu vực châu Á, em hãy nêu tên các dãy núi lớn và các đồng bằng lớn của châu Á. Vùng nào là vùng cao nhất châu Á?
HS và GV nhận xét, đánh giá.
 Bài mới: 
* GV giới thiệu bài: Trong bài học trước các em đã tìm hiểu một số các hiện tượng về địa lí tự nhiên châu Á. Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về dân số và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân châu Á. Tìm hiểu đôi nét về khu vực Đông Nam Á.
1.	 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm về dân cư châu Á
* Tiến hành:
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS :
+ Hãy so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác ? (Dân số châu Á hơn 4,5 lần dân số châu Mĩ, hơn 4 lần dân số châu Phi, hơn 5 lần dân số châu Âu, hơn 15 lần dân số châu Đại Dương.)
+ Vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á lại có nước da sẫm màu? (Vì lãnh thổ châu Á rộng lớn, trải trên nhiều đới khí hậu khác nhau. Người sống ở vùng hàn đới, ôn đới (Bắc Á) thường có nước da sáng màu. Người sống ở vùng nhiệt đới (Nam Á) thì thường có nước da sẫm màu.)
+ Các dân tộc châu Á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào? (Các dân tộc có cách ăn mặc và phong tục tập quán khác nhau.)
+ Em có nhận xét gì về dân số của châu Á? (Châu Á có số dân đông nhất thế giới.)
- GV chốt : Châu Á có số dân rất đông, cần phải giảm mức độ gia tăng dân số để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Bước 2 : 
- GV nêu vấn đề :
+ Người dân châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc gì ? (Dân cư châu Á chủ yếu là người da vàng nhưng cũng có người trắng hơn (người Đông Á), có những tộc người lại có nước da nâu đen (người Nam Á))
+ Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở đâu ? (Dân cư châu Á tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ màu mỡ.)
- Kết luận : Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu Á da vàng, họ sống tập trung đông đúc ở đồng bằng châu thổ.
2.	 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : HS nêu được các hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này. Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
* Tiến hành :
 * Bước 1 : 
- HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á.
- Các nhóm 4 trao đổi kết quả trước lớp.
 * Bước 2 : 
- Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân châu Á là gì ? (Nông nghiệp)
- Hãy nêu tên một số ngành sản xuất ở châu Á ? (Trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, )
* Bước 3 :
- Hãy tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ ?
+ HS quan sát hình 5, sử dụng chú giải để nhận biết các kí hiệu về các hoạt động sản xuất.
+ HS đọc tên các kí hiệu được ghi trên lược đồ.
* Bước 4 :
- GV bổ sung thêm một số hoạt động khác: trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, hoặc chăn nuôi và chế biến thủy sản, hải sản.
- Kết luận : Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp : khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, 
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : HS kể được tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
* Tiến hành :
 * Bước 1 : 
- HS sử dụng H3 ở bài 17 và H5 ở bài 18 để xác định lại vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.
- Lưu ý : Khu vực Đông Nam Á có xích đạo chạy qua
+ Khí hậu ở châu Á có gì đặc biệt ? (Nóng)
+ Loại rừng chủ yếu ở châu Á là gì ? (Rừng rậm nhiệt đới)
 * Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS nhận xét về địa hình của châu Á ? (Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình; đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Kông) và ven biển)
- GV nhận xét và bổ sung.
 * Bước 3 :
- Yêu cầu HS liên hệ với các hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam ?
- GV giới thiệu Xin-ga-po là nước có kinh tế phát triển.
- Kết luận : Khu vực Động Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Củng cố, dặn dò
-	Học ghi nhớ.
-	Chuẩn bị bài: “Các nước láng giềng của Việt Nam” 
-	Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_18_chau_a_tiep_nam_hoc_2017_2018_ph.docx