Đề kiểm tra Học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2020-2021
Câu 1: (0,5 đ) Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi.đến.biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào ?
A. Lúc ban mai. B. Lúc ban trưa. C. Lúc hoàng hôn.
Câu 2. (0,5 đ) Câu “ Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì?
A. Rừng Phương Nam rất vắng người. B. Rừng Phương Nam rất hoang vu.
C. Rừng Phương Nam rất yên tĩnh
Câu 3. (0,5 đ) Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào?
A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng . B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.
C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên : ................ ........................................ Lớp: 5 BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học : 2020 – 2021 Môn : TIẾNG VIỆT (Thời gian: 70 phút không kể thời gian giao soát đề) Số phách Điểm Bằng số: . Bằng chữ: ... Giáo viên coi ... .. Giáo viên chấm .... .... Số phách KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc – HTL đã học trong SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1 (từ tuần 11 đến tuần 17) kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên lựa chọn. II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì bến ra màu xanh lá ngái. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy. Theo ĐOÀN GIỎI Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 7 và trả lời các câu còn lại. Câu 1: (0,5 đ) Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi...đến...biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào ? A. Lúc ban mai. B. Lúc ban trưa. C. Lúc hoàng hôn. Câu 2. (0,5 đ) Câu “ Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì? A. Rừng Phương Nam rất vắng người. B. Rừng Phương Nam rất hoang vu. C. Rừng Phương Nam rất yên tĩnh Câu 3. (0,5 đ) Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào? A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng . B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi. C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng. Câu 4. (0,5 đ) Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì? A.Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động. B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác. Câu 5. (0,5 đ) Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào? A. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu. B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật. C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. Câu 6. (1 đ) Câu nào dưới dây có dùng quan hệ từ ? A.Chim hót líu lo. B.Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. C. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Câu 7. (1 đ) Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng” A . Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. B. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. C. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ. Câu 8 . (1,5 đ) Viết các từ in đậm của câu sau vào chỗ chấm thích hợp “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Danh từ: . Động từ: .. Tính từ: . Câu 9: (1 đ) Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau: “Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.” ............................................................................................................................................................................................................................................................................................ B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả: (2 điểm) II. Tập làm văn: (8đ) Tả một người thân của em. ĐÁP ÁN 2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm) Các câu 1,2,3,6,7 khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm Các câu 4,5 mỗi câu khoanh đúng được 1 điểm. Câu 1 : A Câu 2 : C Câu 3 : C Câu 4 : B Câu 5: C Câu 6 : B Câu 7: A Câu 8 : (1,5 đ) Xác định đúng từ loại mỗi từ được 0,5 điểm Mặt trời (danh từ) , tuôn (động từ) vàng rực (tính từ) 9. Vì nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm nên những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán. (1đ) ( Nếu học sinh điền cặp từ khác hợp lí vẫn tính điểm) B- Phần kiểm tra viết: 10 điểm. Chính tả : 2 điểm – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểủ chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2- Tập làm văn : 8 điểm Mở bài (1 điểm) Thân bài (4 điểm) - Nội dung (1,5 điểm) - Kĩ năng (1,5 điểm) - Cảm xúc (1 điểm) 3. Kết bài (1 điểm) 4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 7. Sáng tạo (1 điểm) ---------------------------------Hết-------------------------------- ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 2 ) Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả - rập Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. ( A-mi-xi ) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1 . Bố gọi con là người chiến sĩ vì A. Con đang chiến đấu. B. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ. C. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch. D. Con dũng cảm như chiến sĩ 2. Điền tiếp vào chỗ chấm:(0,5đ) Theo bố: Sách vở của con là ......................................, lớp học của con là ......................................................., hãy coi sự ngu dốt là 3. Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là :(0,5đ) A. Đoạn 1 B. Đoạn 2 C. Đoạn 3 D. Đoạn 2 và 3 4. “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man” vì: A. Vì con người kém hiểu biết, không mở mang được trí tuệ. B. Vì con người không có đạo đức, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. C. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. D. Con người sẽ tự giỏi mà không cần học tập. 5. Theo em nếu phong trào học tập ngừng lại thì chuyện gì xảy ra?(1đ) ................................................................................................................................................................................................................... 6. Theo em, người bố muốn nói với con điều gì? (1đ) ....................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 7. Trong câu : “ Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.”, chủ ngữ là : A. Trẻ em B. Tất cả trẻ em C. Tất cả trẻ em trên thế giới. D. Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới. 8. Các từ “bố”, “con” trong bài văn trên thuộc từ loại: A. Danh từ B. Đại từ xưng hô. C. Động từ D. Tính từ 9. Trong câu: “ Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.”, có những quan hệ từ là: ........................................................................................................................................................................................................ 10. Đặt một câu với cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. (1đ) ........................................................................................................................................................................................................ ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 3 ) BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mân bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, ... Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt. Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ, ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ai cũng chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên ... (Vũ Tú Nam) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1. Buổi chiều khi gió đông bắc vùa dừng, nước biển có màu sắc như thế nào? A. Màu đỏ đục B. Màu hồng C. Màu xanh D. Màu vàng 2. Những từ ngữ nào cho ta thấy biển giống như một con người? A. Bốc hơi nước, óng ánh đủ màu. B. Buồn vui, lạnh lùng. C. Vỗ đều đều, rì rầm. D. Dâng cao lên, chắc nịch. 3. Tác giả miêu tả màu nước biển thay đổi theo thời điểm nào trong ngày? A. Sáng sớm B. Xế trưa C. Chiều tàn D. Cả ba thời điểm nêu trên 4. Trong câu: “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”. Chủ ngữ là: A. Như một co người biết buồn vui B. Con người C. Biển D. Một con người 5. Bài văn giúp em cảm nhận được điều gì? ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ? A. xanh biếc, tím phớt, hồng B. lặng, đỏ đục, đầy C. xanh biếc, xám xịt, múa lượn D. đục ngầu, ánh sáng, giận dữ 7. Để liên kết các từ ngữ, các câu trong đọan văn cuối “Biển nhiều khi rất đẹp....do mây, trời và ánh sáng tạo nên...”. Tác giả đã dùng mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ (Đó là từ : như) B. Hai quan hệ từ (Đó là các từ : như, và) C. Ba quan hệ từ (Đó là các từ : như, nhưng, và) D. Bốn quan hệ từ (Đó là các từ : như, nhưng, của, và ) 8. Tìm 4 từ trái nghĩa với từ: “ khổng lồ”. Đặt câu có 1 từ vừa tìm được. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 9. Nối các nhóm từ ngữ ghi ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp. xe đạp, xe chỉ từ đồng nghĩa tròn trặn, tròn trĩnh, tròn xoe từ đồng âm ăn cơm, ăn dầu, ăn ảnh từ nhiều nghĩa 10. Thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu sau để thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả giữa các vế câu. .........rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác...........mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim. ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 4 ) Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “ Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói:“ Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ : Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện . Mẹ nói: “ Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp . Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “ Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! ( Theo: Nguyễn Thị Hoan) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúnghoặc làm theo yêu cầu củ đề bài Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định ....... cách ký tên. Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện được nội dung bài tập đọc? Đúng ghi (Đ) sai ghi (S) Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Thương người như thể thương thân. Thương nhau củ ấu cũng tròn. Câu 4: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 5: Theo em, chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................... Câu 6: Vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (Viết 2 – 3 câu). .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 7: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Mẹ nói: “ Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Câu 8: Các câu ghép sau biểu thị mối quan hệ gì? Nối câu ghép ở cột A với ý tương ứng ở cột B A B Mặc dù đêm đã khuya nhưng Lan vẫn cặm cụi bên bàn học. Nguyên nhân kết quả Chẳng những mưa to mà gió còn rất mạnh. Điều kiện (Giả thiết) .kết quả Hễ Tuấn phát biểu thì cả lớp trầm trồ thán phục. Tương phản Tăng tiến Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu cách ký tên” )? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 5 ) CHUYỆN BÁN HÀNG Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ? Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro. Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp... Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu. Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch. Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào? A. Ớt của anh(chị) có thế nào? B. Ớt của anh(chị) có cay không? C. Ớt của anh(chị) có ngon không? D. Ớt của anh(chị) là ớt cay hay ớt ngọt? Câu 2: Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai? A. Của chị bán ớt. B. Của người qua đường. C. Của người mua ớt. D. Của người đứng xem. Câu 3: Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? A. Màu đỏ thì cay, màu xanh thì không cay. B. Màu vàng thì cay, màu nhạt thì không cay C. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay D. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay Câu 4: Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? A. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay B. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay C. Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay D. Quả lớn thì cay, quả nhỏ thì không cay Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị? ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... Câu 7: Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là: A. dại dột B. sáng dạ C. kiên trì D. chăm chỉ Câu 8: Trong câu"Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?: ....................................................................................................... ....................................................................................................... Câu 9: Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây: Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ .......................... .......................... ............................... ............................. ............................... ............................... Câu 10: Đặt một câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản. ....................................................................................................... ....................................................................................................... ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 6 ) Hai cái quạt Thằng Quạt Cọ làm gì có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay ngườ khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị xỉa xói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bứt ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương. Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bứt đến phát rồ lên được. Chiêu tối, ông chủ về nhà, mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến cái ở diện. Quạt Cơ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích. Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo quạt xuống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ xích lại gần bố, cứ luôn miệng: - Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá! Hôm nay không có cái Quạt Cọ này khéo bố con mình chết mất. Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dậy đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết “nghi ngoe”. Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ông chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ? A. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ ham chơi. B. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ lười biếng. C. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ hay trêu ghẹo người khác. D. Cho rằng Quạt Cọ là đò cơ hội, vô tích sự. Câu 2: Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ? A. Vì Quạt Cọ để lâu ngày bị bụi bám dầy. B. Vì Quạt Điện bị dây cột chặt vào xà ngang. C. Vì Quạt Điện bị hỏng. D. Vì bị mất diện. Câu 3: Khi đã hiểu ra “ điều gì đó”, Quạt Điện định làm gì ? A. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trongtay ông chủ đingj vứt đi. B. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ. C. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ. D. Cho Quạt Cọ một bài học nhớ đời. Câu 4: Trong câu: “Bác Quạt Cọ không phải là người cố chấp dâu”, em hiểu “ người cố chấp” là người như thế nào? A. Là người không chịu bỏ qua lỗi lầm của người khác. B. Là người khôg thích quan tâm dến người khác. C. Là người luôn thích đẻ ý đến người khác. D. Là người luôn nhường nhịn người khác. Câu 5: Câu chuyện muốn nói đến em điều gì? ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... Câu 6: Nếu em là Quạt Điện, em sẽ nói gì để xin lỗi Quạt Cọ? ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... Câu 7: Câu “ Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số.” liên kết với nhau bằng cách: A.Lặp từ ngữ. Đó là từ .... B. Dùngtừ ngữ thay thế. Đó là từ C. Dùng từ ngữ nổi. Đó là từ D. Dùng từ ngữ thay thế và lặp từ ngữ. Đó là các từ Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với từ “vô dụng” trong câu: “Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi.” Từ trái nghĩa là Câu 9: Đặt câu có cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về tác dụng của đồ vật trong nhà. ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... Câu 10: Em hãy tìm và viết lại 1 câu ghép có trong bài học. ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỀ 7 ) CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. (Theo Ngọc Giao) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Con chim họa mi từ đâu bay đến? A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam. C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào. Câu 2: Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã. C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non. Câu 3: Chú chim họa mi được tác giả ví
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_5_nam_hoc_2020_2021.docx