Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5

Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5

1. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa ?

 A. Chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, làm lấp ló bên trong các lớp áo cánh nhiều màu, có vai trò làm cho người phụ nữ Việt Nam thêm tế, kín đáo.

 B. Người phụ nữ Việt Nam xưa không thích mặc áo dài vì nó có nhiều lớp áo làm cho vướng víu.

2. Áo dài Việt Nam xưa có mấy loại?

A. Có 3 loại

B. Có 2 loại

c. Có 1 loại

 

docx 4 trang cuongth97 08/06/2022 7680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ 
A. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Đọc thành tiếng kết hợp trả lời 01 câu hỏi (3 điểm) : Kiểm tra theo từng lớp 
 Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn ( 1 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ( 7 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Tà áo dài Việt Nam 
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu( vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, ...).
Từ đầu thế kỷ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải,hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung. 
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
	 ( Theo Trần Ngọc Thêm)
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu dưới đây :
1. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa ?
 A. Chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, làm lấp ló bên trong các lớp áo cánh nhiều màu, có vai trò làm cho người phụ nữ Việt Nam thêm tế, kín đáo.
 B. Người phụ nữ Việt Nam xưa không thích mặc áo dài vì nó có nhiều lớp áo làm cho vướng víu.
2. Áo dài Việt Nam xưa có mấy loại?
A. Có 3 loại 
B. Có 2 loại 
c. Có 1 loại 
3. Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm về áo dài tứ thân của phụ nữ Việt Nam ?
A. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. 
B. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. 
C. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. 
 4. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam?
 A. Vì áo dài đã có từ lâu và thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
B. Vì nó phù hợp với vẻ đẹp kín đáo, tế nhị của người phụ nữ Việt Nam. 
C. Vì áo dài tô đậm vẻ đẹp thướt tha duyên dáng của người phụ nữ 
C. Cả 3 đáp án trên 
 5. Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ?
Viết lời cảm nhận của em: ....................................................................................................
 6. Nội dung bài văn nói gì?
7. Tìm hai từ trái nghĩa với mỗi từ sau đây: 
a. Vất vả :.......................................................................................................................
b. Hạnh phúc : ................................................................................................................	.......
8. Gạch chân dưới những từ khác loại với các từ còn lại trong những dòng sau:
a. Khéo tay, đảm đang, vụng về, dịu dàng.
b. Thật thà, cần cù, anh hùng, nhường nhịn 
c. Truyền thống, truyền kiếp, truyền thuyết, truyền bá.
9. Đặt 1 câu ghép có dùng cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ nguyên nhân- kết quả và phân tích CN- VN trong mỗi vế của câu ghép đó.
10.Gạch dưới các từ được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt Đôi môi ong tái nhợt và quần áo tả tơi, thảm hại...Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
B2. Tập làm văn(8 điểm )
 Bằng những tình cảm yêu thương của mình, em hãy tả lại một người mà em yêu quý nhất. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_mon_tieng_viet_lop_5.docx