Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 (Có đáp án)

Câu 1: (0,5đ) Bố gọi con là người chiến sĩ vì

a. Con đang chiến đấu.

b. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ.

 c. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.

 d. Con dũng cảm như chiến sĩ.

Câu 2: (0,5đ) Điền tiếp vào chỗ chấm:

Theo bố: Sách vở của con là ., lớp học của con là ., hãy coi sự ngu dốt là thù địch.

Câu 3: (0,5đ) Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là:

 a. Đoạn 1 b. Đoạn 2

 c. Đoạn 3 d. Đoạn 2 và 3

 

docx 4 trang loandominic179 26040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) LỚP 5
Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề) 
Trường TH .. 
Lớp Năm 
Họ và tên: . 
Điểm
Chữ kí giám khảo
A. Đọc thầm bài văn
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả - rập Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
 Theo A-mi-xi 
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: (0,5đ) Bố gọi con là người chiến sĩ vì
a. Con đang chiến đấu.
b. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ.
	c. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.
	d. Con dũng cảm như chiến sĩ.
Câu 2: (0,5đ) Điền tiếp vào chỗ chấm:
Theo bố: Sách vở của con là ....................................................................................................., lớp học của con là .............................................................................., hãy coi sự ngu dốt là thù địch. 
Câu 3: (0,5đ) Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là:
	a. Đoạn 1 	b. Đoạn 2 
	c. Đoạn 3 	d. Đoạn 2 và 3
Câu 4: (0,5đ) “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man” vì:
a. Vì con người kém hiểu biết, không mở mang được trí tuệ.
b. Vì con người không có đạo đức, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.
c. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.
d. Con người sẽ tự giỏi mà không cần học tập.
Câu 5: (1,0) Theo em nếu phong trào học tập ngừng lại thì chuyện gì xảy ra?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Câu 6: (1.0đ) Theo em, người bố muốn nói với con điều gì? 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Câu 7: (0,5đ) Trong câu: “Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.” chủ ngữ là: 
a. Trẻ em
b. Tất cả trẻ em 
c. Tất cả trẻ em trên thế giới.
d. Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới.
Câu 8: (0,5đ) Các từ “bố”, “con” trong bài văn trên thuộc từ loại: 
a. Danh từ 	b. Đại từ xưng hô.
c. Động từ	d. Tính từ
Câu 9: (1.0đ) Trong câu: “Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.” có những quan hệ từ là: 
.................................................................................................................................................
Câu 10: (1.0đ) Đặt một câu với cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1: Lời khuyên của bố
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
C
C
C
B
Câu 2: vũ khí - chiến trường - thù địch
Câu 5: nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Câu 6: Chăm chỉ học tập để trở thành người có ích
Câu 9: với, và
Câu 10: Vì nên, do ...nên,...
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Tiếng Việt (Viết)
Ngày kiểm tra:
Chính tả: (20 phút)
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn
	Theo Mai Văn Tạo 
* Cách tiến hành:
	Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 lần toàn bộ bài viết chính tả.
	Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết. (2 – 3 lần)
	Đọc lại toàn bài cho học sinh dò. (1 lần)
2. Tập làm văn: (35 phút)
Đề bài: Hãy tả dòng sông quê em.
* Cách tiến hành:
	Giáo viên chép đề bài lên bảng, đọc cho học sinh nghe. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm và làm bài. Không yêu cầu học sinh viết đề bài./.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_5_co_dap_an.docx