Đề cương Ông tập Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phước Tiến (Có đáp án)

Đề cương Ông tập Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phước Tiến (Có đáp án)

1.Bài văn miêu tả cảnh gì?

 a. Cảnh trăng lên ở làng quê.

 b. Cảnh sinh hoạt của làng quê .

 c. Cảnh làng quê dưới ánh trăng .

 d. Cảnh làng quê vào đêm khuya.

2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?

 a. Cánh đồng lúa, tiếng hát, luỹ tre.

 b. Cánh đồng lúa, luỹ tre, cây đa

 c. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát.

 d. Cánh đồng lúa, dòng sông, con đò

3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?

 a. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.

 b. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát .

 c. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.

 d. Ngồi ngắm trăng, ca hát, nhảy múa

4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?

 a. Vì dưới trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.

 b. Vì dưới trăng, chú nhìn thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.

 c. Vì dưới trăng, chú nhìn thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.

 d. Vì chú nhìn thấy ánh mắt tràn ngập yêu thương của mẹ.

 

doc 34 trang loandominic179 11863
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Ông tập Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phước Tiến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC TIẾN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GKI
MÔN: TIẾNG VIỆT
HỌ V TÊN: . LỚP: 5/ ..
Năm học: 2020-2021
ĐỀ 1
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
 Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre xanh thẫm
 Hình như cũng như vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng ca hát vui nhộn.Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh lên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Anh trăng nhẹ nhàng đậu trên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
 Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
	PHAN SĨ CHÂU
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 
1.Bài văn miêu tả cảnh gì?
	a. Cảnh trăng lên ở làng quê.
	b. Cảnh sinh hoạt của làng quê .
	c. Cảnh làng quê dưới ánh trăng .
	d. Cảnh làng quê vào đêm khuya.
2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
	a. Cánh đồng lúa, tiếng hát, luỹ tre.
	b. Cánh đồng lúa, luỹ tre, cây đa
	c. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát.
	d. Cánh đồng lúa, dòng sông, con đò
3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?
	a. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
	b. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát .
	c. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
	d. Ngồi ngắm trăng, ca hát, nhảy múa
4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
	a. Vì dưới trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
	b. Vì dưới trăng, chú nhìn thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ. 
	c. Vì dưới trăng, chú nhìn thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
	d. Vì chú nhìn thấy ánh mắt tràn ngập yêu thương của mẹ.
5. Khi trăng lên, cảnh làng quê thay đổi như thế nào?(1đ)
6. Em hãy nêu nội dung chính của bài văn?(1đ)
7. Chủ ngữ trong câu: “ Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi” là những từ ngữ nào? (0.5đ)
	a. Phút yên tĩnh
	b. Phút yên tĩnh của rừng
c. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
d. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần
8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ: “ mát mẻ” ? (0.5đ)
a. Nóng nực, oi bức, oi ả.
b. Oi bức, bức bối, nóng nực.
c. Nóng nảy, bức bối, oi ả.
d. Nóng tính, nóng nực, oi ả
9. Trong đoạn văn : “Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhưng không gay gắt. Gió từ đồng bằng thổi lên mát mẻ, dễ chịu.” Có mấy từ láy? (1đ)
 a. Có 2 từ láy. Các từ đó là :
.........................................................................................................
 b. Có 3 từ láy. Các từ đó là :
.........................................................................................................
 c. Có 4 từ láy. Các từ đó là :
.........................................................................................................
10. Đặt câu có từ “chạy” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển. (1đ)
+ Nghĩa gốc :
+ Nghĩa chuyển :
ĐỀ 2
MÙA NƯỚC NGẬP
 Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trên nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. Không phải ai cũng làm nổi nhà sàn. Có những nhà nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao lấy đất đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho nước đừng tràn về. Nhưng cũng có nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà quá mặt nước. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lúc nước còn thấp, người ta lấy gạch đặt lên nhà, bước lên đó khỏi bị dơ, bị ướt chân. Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà.
 (Theo Những tấm lòng cao cả)
Đọc thầm bài “ Mùa ngập nước” sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:
1/ Vào mùa nước ngập, nước lên như thế nào? 
a/ Nước dâng lên một cách hiền hoà, không dữ dội. 
b/ Dòng nước đổ một chiều. 
c/ Nước cuồn cuộn đầy bờ. 
d/ Nước tràn qua bờ sông. 
2/ Nước ngập có điểm gì khác với nước lũ? 
a/ Nước tràn qua bờ sông. 
b/ Nước lên một cách hiền hoà, không dữ dội. 
c/ Nước trong ao hồ, đồng ruộng hoà lẫn với nước dòng sông. 
d/ Nước chảy dữ dội. 
3/ Vì sao nước ngập lại trong dần? 
a/ Vì ngày càng có thêm nhiều nước mưa trong hoà vào. 
b/ Vì đồng ruộng, vườn tược biết giữ lại hạt phù sa trong nước. 
c/ Vì từng đàn cá ăn hết những hạt phù sa trong nước. 
d/ Vì con người lọc nước cho trong để dễ sử dụng. 
4/ Hình ảnh: “Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà.”
Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân nơi đây?
5/ Tìm từ trái nghĩa với từ “xuôi” trong câu “ từng đàn cá mẹ xuôi theo nước”. 
Đó là từ: 
6/ Dòng nào dưới đây có từ in đậm là từ đồng âm?
a/ thương con, người thương, thương nhớ.
b/ thương người , thương số, mũi thương ngọn giáo.
c/ yêu và thương, rất thương, thương và nhớ.
7/ Thành ngữ nào đưới đây đồng nghĩa với từ “biết ơn?” 
a/ Chịu thương chịu khó. 
b/ Dám nghĩ dám làm. 
c/ Mười người như một. 
d/ Uống nước nhớ nguồn. 
8/ Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa từ “đứng” 
Nghĩa 1 : Tư thế chân đứng thẳng trên mặt nền 
Nghĩa 2 : Ngừng chuyển động 
9/ Tìm chủ ngữ trong câu sau:
Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
Chủ ngữ: ...............
ĐỀ 3
Đôi cánh của Ngựa Trắng
	Ngày xưa, có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thắm. Mẹ chú ta yêu chú ta nhất, lúc nào cũng dặn:
- Con phải ở gần mẹ đấy. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé !
	Ngựa Mẹ gọi con suốt ngày. Tiếng ngựa non hí thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc đá hậu thật mạnh mẽ.
	Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng núi. Đó là một con chim non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
	Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng.
- Anh Đại Bàng ơi ! Làm thế nào để có cánh như anh ?
	Đại Bàng cười:
- Phải đi tìm ! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh !
	Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếumáo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.
- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên 
- Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữatrán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:
- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!
- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít.
	Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!
	Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không
trung.	
	Theo Thy Ngọc
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng 
Câu 1. Ngựa Trắng đã ước ao điều gì? (0,5đ)
	A. Đi chơi cùng với bạn bè.
	B. Bay như những con chim.
	C. Tập luyện cho vó phi dẻo dai và đá hậu thật mạnh mẽ.
	D. Ăn mau, chóng lớn.
Câu 2. Vì sao ngựa mẹ lại thích dạy ngựa con tập hí? (0,5đ)
	A. Vì ngựa con thường hí lên khi ngựa mẹ cất tiếng gọi.
	B. Vì ngựa mẹ yêu quý ngựa con nhất.	 
C. Vì tiếng ngựa con hí lên nghe thật đáng yêu.
	D. Vì ngựa mẹ không yêu ngựa con.
Câu 3. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? (0,5đ)
	A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay. 
	B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành. 
	C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy. 
	D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.
Câu 4. Đại Bàng đã khuyên ngựa con điều gì để thực hiện được ước mơ? (0,75đ)
.................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1đ)
......................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ " chìm" (0,5đ)
	A. Lặn	B. Nổi
	C. Trôi	D. Bơi
Câu 7. Tìm từ nhiều nghĩa trong hai câu sau và ghi lại? (0,75đ) 
	Chúng em thường chơi dưới bóng cây bàng. 
	Lớp em cũng tham gia giải bóng đá thiếu nhi.
.........................................................................................................
Câu 8. Hãy nối mỗi dòng sau cho phù hợp: (1đ)
Câu
Dùng với nghĩa
a. Thời tiết hôm nay rất nóng.
1. Nghĩa gốc
b. Anh ấy là người rất nóng tính.
2. Nghĩa gốc
c. Mùa xuân này, anh ấy sẽ về nước.
3. Nghĩa chuyển
d. Đó là những chàng trai tràn trẻ sức xuân.
4. Nghĩa chuyển
Câu 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ mùi thơm? (0,5đ)
	A. thơm thơm, thơm thảo, thơm ngát.
	B. thơm lừng, thơm tho, thơm ngát.
 	C. thơm thảo, thơm thơm, thơm lừng.
	D. thơm lừng, thơm thảo, thơm tho.
Câu 10. Tìm từ trái nghĩa với từ “ phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1đ)
ĐỀ 4
Đêm tháng sáu
 Đêm tháng sáu thật ngắn. Mây che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả.
 Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu. Đây , mùi hương trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch tỏa ra từ những bông hoa đầu tiên, mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào! Và hương thơm nhẹ nhàng êm ái của rau thơm, ngay đến hoa cũng tỏa hương riêng của mình. Tất cả những hương đó lúc quyện lẫn nhau trong không trung, lúc từng làn từng làn tỏa ra lần lượt. Vào những đêm như vậy, rễ cây cũng bốc một mùi đặc biệt, một thứ mùi bền chắc, mạnh mẽ, cường tráng của đất có thể do đó mà giữa hết thảy các mùi thơm, hương thơm của đất bao giờ cũng nổi lên mãnh liệt hơn cả. Và dường như đất thở. Và giờ này, chỉ có tiếng ầm ầm liên tục, đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống, ngoài ra không còn âm thanh nào khác.
 Và nếu như con người, dù chỉ một lần thôi, nghe thấy hơi thở của một đêm như đêm nay, thì đêm đó sẽ lưu lại trong tâm khảm anh ta mãi mãi. Nhưng nếu con người từ thuở ấu thơ đã hít thở làn hương thân thuộc, yêu thích ấy, thì dù cho anh ta có ở đâu, đường đời có đưa anh ta tới chốn nào cũng không bao giờ anh ta quên nó được. Tuyệt diệu làm sao một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa.
	G. Tơ-rô-ê-pon-xki (Hoàng Hải dịch)
1. Bài văn tả cảnh gì? Ở đâu?
 a. Tả cảnh một đêm mùa hạ trước cơn mưa ở vùng đồng quê.
 b. Tả cây cối trong đêm mùa hạ trước cơn mưa ở một thành phố.
 c. Tả hơi thở và hương thơm của đất vào một đêm tháng sáu ở miền núi.
2. Trong câu nào dưới đây, từ thở được dùng với nghĩa gốc ?
 	a. Thở sâu tốt cho sức khỏe. 
	b. Và dường như đất thở.
 	c. Trong rừng, lúc này chỉ nghe tiếng thở dài của chị Gió.
3. Từ mãnh liệt trong câu :” Có thẻ do đó mà giữa hết thảy các mùi thơm, hương thơm của đất bao giờ cũng nổi lên mãnh liệt hơn cả.” có nghĩa là gì ?
 	a. Có hành động dũng cảm và sức mạnh phi thường.
 	b. Mạnh mẽ và rõ rệt, dữ dội.
 	c. Mạnh mẽ và có khí phách.
4. Từ liên tục trong cụm từ :”Chỉ có tiếng ầm ầm liên tục, đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống” thuộc từ loại nào ?
	a. Danh từ b, Động từ c. Tính từ 
5. Nêu nội dung bài.
6. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài vì sao
7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
 a. trẻ trung, nhẹ nhàng, êm ái, mạnh mẽ, đều đặn.
 b. mạnh mẽ, êm ái, nhẹ nhàng, lần lượt, thân thuộc.
 c. nhẹ nhàng, êm ái, ầm ầm, trẻ trung, bay nhảy.
8. Từ “nó” trong câu:” Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu” được dùng để thay thế từ ngữ nào?
 a. ngàn đời 
 b. Đất bốc hương 
 c. Đất
9. Đại từ “nó” trong câu trên (câu 7) có tác dụng gì?
 a. Không lặp lại từ được thay thế. 
 b. Diễn đạt ngắn gọn hơn 
 c. Cho thấy đối tượng có nhiều tên gọi.
10. Đặt câu có sử dụng cặp từ đồng âm “ bàn ”
ĐỀ 5
MỘT NGÀY Ở ĐÊ BA 
 Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Các chóp núi lần lượt hiện lên. Sương lượn lờ dưới các chân núi như những dải lụa. Cả thung lũng như một bức tranh thủy mạc. Làng mới định cư bừng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim. Phụ nữ quây quần giặt giũ bên những giếng nước mới đào. Các em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.
 Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhưng không gay gắt. Gió từ đồng bằng miền biển thổi lên mát mẻ, dễ chịu. Buổi trưa trong làng thường vắng. Đồng bào đi làm ruộng, làm rẫy tập thể đến chiều mới về.
 Rừng chiều Đê Ba nổi lên sừng sững. Nắng nhạt dần làm sáng lên những cụm bông lau trong gió. Trên những bắp ngô, mớ râu non trắng như cước .Sương lam nhẹ bò trên các sườn núi. Mặt trời gác bóng, những tia nắng hắt lên các vòm cây .
 Buổi tối ở làng thật là vui. Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.	Đình Trung
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng 
1. Bài văn tả cảnh một ngày ở đâu ? (0.5đ)
 a. Ở nông thôn vùng đồng bằng. 
 b. Ở làng mới định cư vùng núi cao.
 c. Ở một làng mới định cư vùng trung du.
d. Ở làng mới định cư vùng biển
2. Cảnh Đê Ba được tả theo trình tự nào ? (0.5đ)
 a. Miêu tả cảnh và sinh hoạt của mọi người trong làng theo trình tự thời gian : buổi sáng – buổi trưa – buổi chiều – buổi tối.
 b. Miêu tả lần lượt từng phần của cảnh : đỉnh núi, chân núi, thung lũng, trong làng, ngoài ruộng.
 c. Chỉ miêu tả hoạt động của con người ở từng thời điểm trong ngày.
d. Theo sự thay đổi của các mùa trong năm.
3. Tác giả đã miêu tả cảnh ở Đê Ba qua cảm nhận của những giác quan nào? (0.5đ)
 a. Thị giác và xúc giác 
 b. Thị giác và thính giác 
 c. Thị giác, xúc giác và thính giác
d. Thị giác, xúc giác và khứu giác
4. Dòng nào tả đầy đủ nhất cảnh sương sớm ở Đê Ba? (0.5đ)
a. Sương phủ dày đặc như nước biển.
b. Sương phủ dày đặc như nước biển sau đó tan dần
c. Sương phủ dày đặc như nước biển sau đó tan dần, các chóp núi lần lượt hiện lên
d. Sương phủ dày đặc như nước biển sau đó tan dần rồi lượn lờ dưới các chân núi như dải lụa.
5 Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày mới ở Đê Ba bắt đầu như thế nào? (1đ)
6. Em hãy cho biết nội dung chính của bài văn. (1đ)
7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hòa bình”? (0.5đ)
	a. Trạng thái bình thản
	b. Trạng thái không có chiến tranh
	c. Trạng thái hiền hòa, yên ả
	d. Trạng thái an ninh, trật tự
8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ: “ mát mẻ” ? (0.5đ)
a. Nóng nực, oi bức, oi ả.
b. Oi bức, bức bối, nóng nực.
c. Nóng nảy, bức bối, oi ả.
d. Nóng tính, nóng nực, oi ả
9. Trong đoạn văn : “Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhưng không gay gắt. Gió từ đồng bằng thổi lên mát mẻ, dễ chịu.” Có mấy từ láy? (1đ)
a. Có 2 từ láy. Các từ đó là: ........................................................
b. Có 3 từ láy. Các từ đó là: ......................................................... c. Có 4 từ láy. Các từ đó là : ........................................................
10. Đặt câu có từ “chạy” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển. (1đ)
+ Nghĩa gốc :
+ Nghĩa chuyển :
ĐỀ 6
BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
 Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
 Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn Ven rừng rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả 
 Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
 Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
 Hoàng Hữu Bội
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bài văn tả cảnh ở đâu?
 A. Bài văn tả cảnh buổi sáng ở đồng bằng.
 B. Bài văn tả cảnh buổi sáng ở thành phố. 
 C. Bài văn tả cảnh buổi sáng ở vùng núi. 
 D. Bài văn tả cảnh buổi sáng ở miền biển.
Câu 2: Âm thanh đầu tiên vang lên lúc trời sắp sáng là của con vật nào ?
 A. Âm thanh đầu tiên vang lên lúc trời sắp sáng là của con gà mái.
 B. Âm thanh đầu tiên vang lên lúc trời sắp sáng là của con chim cuốc.
 C. Âm thanh đầu tiên vang lên lúc trời sắp sáng là của con gà trống.
 D. Âm thanh đầu tiên vang lên lúc trời sắp sáng là của con ve.
Câu 3: Tại sao lúc trời sắp sáng tác giả chỉ tả âm thanh mà không tả hình ảnh?
 A. Do tác giả ở trong nhà nên không nhìn thấy cảnh vật xung quanh.
 B. Tại ở đây chỉ có âm thanh chứ không có hình ảnh.
 C. Do tác giả chỉ có quan sát bằng thị giác.
 D. Vì lúc bấy giờ cảnh vật còn chìm đắm trong màn đêm chưa rõ nét.
Câu 4: Trong đoạn văn từ: “ Nắng vàng lan nhanh ... vọng vào vách đá” miêu tả cảnh gì ?
 A. Hoạt động của đồng bào miền núi khi một ngày mới bắt đầu .
 B. Sinh hoạt của đồng bào miền núi vào buổi chiều.
 C. Cảnh đẹp lúc tảng sáng của mùa hè trong thung lũng.
 D. Cảnh đẹp buổi chiều ở thung lũng
Câu 5: Em hãy nêu nội dung chính của bài văn. (1đ)
Câu 6: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài văn trên?(1đ)
Câu 7. Từ “đi” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Nồi cơm đã đi hơi. 	
B. Gia đình bạn Lan đã đi nơi khác. 
C. Thủy đi tắt qua đường để ra bến tàu điện. 
D. Cái lược đi đâu mất rồi
Câu 8. “ Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua nhiều chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng topps nam nữ thanh niên thoăn gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.” Đoạn văn trên có mấy từ láy?
4 từ. Đó là: ..................................................................
3 từ. Đó là: ..................................................................
2 từ. Đó là: ..................................................................
1 từ. Đó là: ..................................................................
Câu 9: Tìm từ thay thế cho từ gạch chân trong câu văn sau sao cho thích hợp.
	Mặt trời nhô lên khỏi rặng núi.
Câu 10: Tìm từ trái nghĩa với từ: “khổng lồ”. Đặt câu với từ vừa tìm được. (1đ)
Đề 7
CHỢ NỔI CÀ MAU
	Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.
	Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.
	Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà 
	Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
	Theo NGUYỄN NGỌC TƯ
Câu 1: Chợ họp vào lúc nào trong ngày ?
	A. Vào tất cả các buổi trong ngày.	
	B. Vào lúc bình minh lên.
	C. Vào buổi trưa.	
	D. Vào buổi chiều.
Câu 2: Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu ? 
	A. Họp trên ghe, ở giữa sông.	
	B. Họp trên ghe, ở giữa biển. 
	C. Họp trên bờ sông.
	D. Họp ở siêu thị trên bờ sông.
Câu 3 : Người đi chợ mua bán những gì ?
	A. Rau, quả, gà vịt, tôm cá.
 B. Hoa, rau, trái cây.
 C. Tất cả các mặt hàng.
 D. Rau, trái cây.
Câu 4 : Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
	A. Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.
	B. Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.
	C. Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.
	D. Cái chân trời gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.
Câu 5: Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì ?
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Câu 6: Nội dung của bài là gì ?
....................................................................................................... .......................................................................................................
.......................................................................................................
Câu 7: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
A. Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.
B. Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.
C. Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.
D. Cái chân trời gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.
Câu 8. Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:
.......................................................................................................
Câu 9. Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu):
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Câu 10. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ trong ngần trong câu Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần.?
	A. Trong trẻo, trong trắng, trong suốt
	B. Trong trắng, tinh khiết, trong vắt
	C. Trong vắt, trong trẻo, trong veo
	D. Trong trẻo, tinh khiết, trong veo
ĐỀ 8
Quà tặng của chim non
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc ngồi chỗm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén cố loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.
 Theo Trần Hoài Lương
 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2010)
Câu 1: Cây sòi có lá màu gì ?
A. Màu vàng 	
B. Màu xanh 
C. Màu đỏ 	
D. Màu tím
Câu 2: Chú nhái bén đã có hành động gì khi chiếc lá vừa chạm mặt nước?
Nhảy phóc lên ngồi chỗm chệ trên đó.
Nhảy lên bờ nhìn theo chiếc lá.
Bò lên chiếc lá bên cạnh.
Ngồi im nhìn theo chiếc lá.
Câu 3 : Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
Líu ríu, ngân nga, vangvang, hót đủ thứ giọng
Líu ríu, ngân nga, lảnh lót, thơ dại
Kêu líu ríu, hót ngân nga, vangvang
Thơ dại, lảnh lót, vang vang, trổ tài bắt chước tiếng chim
Câu 4: Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gi ?
Một cuộc đi chơi đầy lý thú.
Một chuyến vào rừng đầy sợ hãi.
Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.
Một chú nhái bén tí xíu.
Câu 5: Điều gì xảy ra khi tác giả trổ tài bắt chước tiếng chim hót? (1đ)
Câu 6. Khi tác giả ngắt chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước, chú nhái bén đã làm gì?. (1đ)
Câu 7. Từ “đi” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Nồi cơm đã đi hơi. 	
B. Gia đình bạn Lan đã đi nơi khác. 
C. Thủy đi tắt qua đường để ra bến tàu điện. 
D. Cái lược đi đâu mất rồi
Câu 8. Dòng nào chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”
Bình yên, thanh bình, thái bình
Bình yên, lặng yên, tĩnh lặng
Bình yên, yên tĩnh, thái bình
Thanh bình, thái bình, thanh thản
Câu 9: Trong câu “Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy” có bao nhiêu từ láy ? (1đ)
1 từ ( đó là )
2 từ ( đó là )
3 từ ( đó là )
4 từ ( đó là ) 
Câu 10: Tìm từ trái nghĩa với từ: “khổng lồ”. Đặt câu với từ vừa tìm được. (1đ)
ĐỀ 9
Mưa rào
 Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng thổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Mưa đến rồi, lẹt đẹt lẹt đẹt mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ 
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa 
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
 Theo Tô Hoài 
Đọc thầm bài “ Mưa rào” .Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Trước cơn mưa, những đám mây như thế nào? (0.5đ)
Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. 
Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Mây đen kéo đến kín cả bầu trời.
Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Câu 2: Câu nào sau đây tả cảnh trước cơn mưa? (0.5đ)
A.	Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
B.	Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá.
C.	Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước.
D. Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm.
Câu 3: Hình ảnh con vật gì “ ướt lướt thướt tìm chỗ trú mưa” (0.5đ)
A.Con gà mái
B.Con gà trống
C.Con ngan
D.Con ngỗng
Câu 4: Khi mưa to, trong nhà như thế nào? (0.5đ)
Tối sầm lại
Mưa rào rào trên nền gạch
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm
Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
Câu 5: Mưa xối nước được một lúc lâu thì điều gì xảy ra? (1đ)
Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài văn. (1đ)
Câu 7: Từ trái nghĩa với từ “ t

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_ong_tap_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc