Bài tập ôn luyện môn Toán Lớp 4 - Tuần 25
Câu 1 (1,0 điểm). Quy đồng mẫu số hai phân số và ta được :
A. và
B. và
C. và
D. và
Câu 2 (1,0 điểm). Số thích hợp điền vào ô trống để là:
A. 66 B. 16 C. 20 D. 33
Câu 3 (1,0 điểm). Bác Dậu nhận sửa một con đường. Ngày đầu bác sửa được con đường. Ngày thứ hai bác sửa được con đường. Sau hai ngày, bác Dậu còn phải sửa tiếp số phần con đường để xong cả con đường là:
A. (con đường)
B. (con đường) C. (con đường) D. (con đường)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn luyện môn Toán Lớp 4 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Câu 1 (1,0 điểm). Quy đồng mẫu số hai phân số và ta được : A. và B. và C. và D. và Câu 2 (1,0 điểm). Số thích hợp điền vào ô trống để là: A. 66 B. 16 C. 20 D. 33 Câu 3 (1,0 điểm). Bác Dậu nhận sửa một con đường. Ngày đầu bác sửa đượccon đường. Ngày thứ hai bác sửa đượccon đường. Sau hai ngày, bác Dậu còn phải sửa tiếp số phần con đường để xong cả con đường là: (con đường) (con đường) (con đường) (con đường) Câu 4 (1,0 điểm). Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : tấn = 6 tạ 5m2 = 50000 cm2 thế kỉ = 70 năm 2 ngày 3 giờ = 27 giờ Câu 5 (1,0 điểm). Một mảnh bìa hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 2dm và 21cm. Diện tích của mảnh bìa hình thoi đó là: 21cm2 420cm2 42cm2 210cm2 Câu 6 (1,0 điểm). Giá trị của y trong là: 1 2 3 4 Câu 7: Một hình chữ nhật có chiều rộng là m, chiều dài hơn chiều rộng là 1m. Tính nửa chu vi hình chữ nhật. A. m B. m C. m D. m Câu 8: Kết quả của phép tính: - 1 =? A. B. 2 C. D. Câu 9: Một trang trại nuôi gà, bán số gà trong hai ngày. Ngày đầu bán được số gà của trại. Hỏi ngày thứ hai bán được mấy phần của tổng số gà mà trại có? A. tổng số gà C. tổng số gà B. tổng số gà D. tổng số gà Bài 1: ( 2 điểm ) Tính: a) b) = c) = d Câu 10: (1,0 điểm). Đội thể dục Aerobic của trường A có 20 bạn nữ. Số bạn nam bằngsố bạn nữ. Hỏi đội thể dục Aerobic của trường A có tất cả bao nhiêu bạn? Câu 11: (1,0 điểm). Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy 54m, chiều cao bằngđộ dài đáy. Người ta trồng rau trên mảnh đất đó, trung bình 4m2 thu hoạch được 16kg rau. Hỏi mảnh đất đó thu hoạch được bao nhiêu ki – lô – gam rau ? được. Câu 12: Tính nhanh c. d. e. 14×5+ 15×6+ 16×7+ 17×8+ 18×9+ 19×10 Dàn bài Dàn ý tả hoa cúc a) Mở bài - Vườn nhà em có rất nhiều loại hoa: hoa đồng tiền, hoa hồng, thược dược... - Nhưng có một khóm hoa cúc vàng ông trồng ngay trước cửa vườn mà em rất thích. Em sẽ tả lại khóm hoa cúc ấy. b) Thân bài * Tả khóm hoa - Khóm hoa không cao lắm, mỗi cây chắc chỉ độ ba mươi xăng-ti-mét, còn có rất nhiều cây nhỏ xung quanh. * Tả vẻ đẹp của hoa cúc Hoa cúc là loại hoa có nhiều cánh xếp chồng lên nhau, cánh hoa cúc mềm mịn như những tấm vải nhung. Vì nhiều cánh nên khi bung ra hoa cúc mang vẻ đẹp của sự dâng trào. Đầu cánh hoa có dạng hình chữ ‘V’ vì thế khi hoa nở những cánh hoa tạo thành một vòng tròn đẹp mắt không có kẽ hở. cuống hoa dài, đài hoa xanh và cứng cáp. Mỗi đóa cúc là một mặt trời nhỏ nổi bật trên nền xanh của khu vườn. * Tác dụng của hoa cúc - Hoa cúc dùng để cắm vào lọ, trang trí nhà cửa rất đẹp. - Khóm hoa cúc như tô điểm cho khu vườn của ông em thêm đẹp hơn. c) Kết bài - Em rất thích ngắm nhìn những bông hoa cúc xinh xinh, hoa cúc không chỉ đẹp bởi vẻ ngoài của nó mà nó còn có một tâm hồn với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Thiên nhiên đã tạo ra loài hoa đẹp này để con người được chiêm ngưỡng. cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn khí trời đã tạo nên vẻ đẹp khó quên của loài hoa này trong lòng mọi người. ây bàng cổ thụ Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như: bằng lăng, phượng, sấu,... Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường. Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là những chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp. Cây bàng cổ thụ đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường. ài mẫu tả cây sấu quả sấu Cây sấu toả bóng xanh mát đường phố Hà Nội. Có cây sấu cao, to đến hai mươi mét, ba mươi mét, cành lá um tùm, xanh rì quanh năm. Sấu trùm lên đường phố. Sấu trùm lên cả mái nhà cổ. Trong mưa xuân, lá sấu như thì thầm. Trong mưa ngâu, sấu chín rụng lộp độp trên mặt đường, có lúc quả sấu rụng trúng đầu cậu học trò nhỏ. Lá sấu mọc so le, xanh mượt mà, láng bóng. Hoa sấu nhỏ lăn tăn, màu vàng xanh hơi trắng, mọc thành chùm ở cành nhánh, ngọn cây. Mùa hè, sấu khai hoa trong làn mưa bụi. Hoa sấu kín đáo lấp ló trên cành cao, trong chùm lá xanh. Đầu tháng năm, từng chùm sấu bằng hạt ngô, bằng đầu ngón tay út, xanh thắm một màu, ngó cổ qua kẽ lá, mỉm cười với nắng hè. Quả sấu hình cầu, vỏ dày xanh bóng. Tháng sáu, tháng bảy là mùa sấu chín. Quả sấu chúi màu vàng nhạt, có vị chua chua, cùi dày, trắng nõn và chỉ có một chiếc hạt màu nâu nhạt. Sấu dầm đường bán quanh cổng trường học thật hấp dẫn và đông khách. Lúc nào cũng thấy bốn, năm cô cậu học trò Vày quanh lọ sấu dầm đường của ông già nói tiếng lơ lớ. Sấu là một món ăn dân dã được nhiều người ưa thích: canh chua sấu nấu cá quả. Trên đường đi học về, vừa đi vừa nhặt sấu rụng, gói giấy đem về nhà làm kỉ niệm, là thú vui của chúng em. Xem thêm tại: ài văn biểu cảm về cây sấu Hà Nội có nhiều con đường đẹp trồng sấu: Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là phố Phan Đình Phùng. Phố rộng, hai bên đường và chia đôi một bên vỉa hè, là ba dãy cây sấu gần trăm năm tuổi. Cao hai mươi, hai nhăm mét, gốc sần sùi những bạnh, những vè... ba dãy cây sấu đứng vững chãi, tỏa bóng mát bốn mùa. Trưa hè dù nắng đến mấy, nhìn từ đầu hay cuối phố cũng thấy những tàng cây xanh mát giao nhau, rợp tối cả con đường, khiến ai đi qua cũng muốn chầm chậm lại, để kéo dài thêm khoảng khắc mát mẻ, trong lành dưới những hàng cây. Sấu là loài cây rất lạ, lá rất nhiều và xanh suốt bốn mùa. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu đồng thời vừa trút bỏ lá già, vừa thay lá non. Cứ mỗi trận gió, hàng ngàn chiếc lá vàng tươi lại lìa cành, bay phơi phới, đậu trên vai trên tóc người qua, dát vàng rực rỡ những vỉa hè phố cũ. Những năm cuối cấp phổ thông, đi học về trên con đường này, trò chơi ưa thích của chúng tôi là đuổi bắt những chiếc lá vàng bay. Có nhiều chiếc lá đã được cất vào thơ, ép vào trang lưu niệm. Con đường rắc đầy lá vàng ấy, khi xa Hà Nội, tôi nhớ đến nao lòng. Rồi những chùm hoa sấu trăng trắng, nhỏ xinh hình cái chuông đã bật ra cùng với màu lá mới xanh non. Không thơm nồng nàn như hoa sữa, mùi hoa sấu thơm nhẹ, man mác mà thanh tao. Bây giờ, trẻ con không lấy chỉ xâu hoa rụng thành chuỗi đeo cổ nữa. Những bông hoa sấu rụng thành lớp mỏng, trắng cả gốc cây sau những trận mưa đầu hạ. Và một hôm nào đó, như theo lệnh chỉ huy của một nhạc trưởng, từ những vòm cây xanh, dàn nhạc ve bỗng đồng loạt cất lên bản giao hưởng mùa hè. Ấy là lúc Hà Nội bước vào mùa quả sấu. Trước sấu rẻ lắm, một cân sấu chỉ dăm bảy ngàn đồng, câu “bọn trèo me, trèo sấu” có thời dùng mang tính miệt thị để chỉ những người vô gia cư trên đường Hà Nội. Một ngàn rưởi gốc sấu già trồng trên các đường phố, công viên của Hà Nội do công ty Công viên và cây xanh quản lý chỉ mang lại món thu nhập thêm không đáng kể cho công nhân. Dăm năm trở lại đây, sấu bỗng trở thành loại quả được giá, làm cho anh bạn tôi chợt nảy ra ý định trồng sấu để làm giàu. Thiên nhiên thật kì diệu, cũng đất ấy, nắng ấy, gió ấy, sao có cây cho quả ngọt ngào, có cây lại cho vị chua như sấu. Cây sấu chua, chua cả từ cái lá, từ bông hoa bé xíu. Còn quả thì Trời ơi, chỉ vừa nghĩ đến, nước miếng đã tứa ra khắp chân răng, vừa sợ, lại vừa thích. Chả thế mà có người lí giải cái tên quả sấu rằng: vì quả ăn chua quá, nhăn hết mặt mũi lại, xấu lắm, nên mới gọi là quả sấu. Mùa này quả sấu còn non, chỉ nhỏ xinh như đầu ngón tay, cùi mỏng, vị chua nhè nhẹ, làm món sấu dầm đường tuyệt ngon. Ra chợ, một cân sấu giá mấy chục ngàn, nếu yêu cầu gọt vỏ, trả thêm tiền thì ngang giá một cân thịt lợn ngon. Đắt, nhưng người bán cũng không gọt xuể. Quả sấu bé, gọt xong một cân thì hỏng hết móng tay còn gì. Các mợ, các cô bây giờ thà mất thêm ít tiền, chứ không thích hỏng búp sen đâu. Mang sấu về, rửa sạch nhựa, lấy dao chích nhẹ một hình chữ thập vào quả, nông thôi, kẻo khi làm xong, quả sấu vỡ ra, không đẹp. Ngâm nước vôi khoảng một giờ cho bớt chua. Nước đường thắng lên, thả chút gừng cạo vỏ, đập dập cho thơm, đổ ào tất cả sấu vào, đảo lên rồi bắc ra ngay. Để lâu, quả sấu chín nhũn, coi như hỏng. Cứ ngâm sấu trong nước đường cho ngấm. Khi nào ăn, múc ra bát sứ trắng nhỏ, dùng đoạn cật tre cắt vát đầu xiên từng quả, ngậm hờ trên môi, khẽ mút lấy vị ngọt của đường, vị chua thanh của sấu, vị thơm của gừng, để cảm nhận hết nét thanh tao của món quà, bỗng thấy cái nóng nực của mùa hè giảm hẳn. Công dụng chính của quả sấu là để nấu canh chua. Dù cái nắng hè có làm cho mệt mỏi, biếng ăn, nhưng bữa cơm có bát canh chua thịt nạc hay canh hến nấu với sấu, vẫn ngon miệng như thường. Rau muống luộc vớt ra, thả tiếp vào nồi dăm bảy quả sấu, nửa dầm làm canh, nửa cho vào bát nước mắm ớt thay chanh. Miếng cùi sấu dầm trong nước mắm, vừa cay, vừa mặn, vừa chua, ngon hơn cà pháo. Nhiều nhà nghiện sấu, lúc mùa rộ mua cả chục cân, giữ trong ngăn đá tủ lạnh, ăn dần. Vãn mùa, trái sấu chín vàng thơm, vỏ lốm đốm nâu. Người ta tuyển chọn những trái to, ngon nhất để bán rong. Trên các con phố cổ, những lúc lang thang dạo xem quần áo, giày dép, thế nào cũng gặp các cô gái bưng những khay sấu vàng ươm, cắt xoáy trôn ốc rất khéo. Trông quả sấu vẫn tròn, nhưng cầm lên, lại giãn ra như cái lò so. Trái sấu vàng, ruột sấu hồng hồng, trong đính cái hạt nâu, điểm chút muối ớt đỏ; ngọt, chua, cay, mặn quyện vào nhau, mời gọi dịch vị ứa ra. Chẳng có mợ nào, cô nào cầm lòng được, lại bị ăn dỗ khối tiền. Còn nữa, ai chẳng có một thời học sinh vô tư lự, đi xem phim cùng bạn bè, chia nhau những quả ô mai sấu màu nâu, phủ lớp áo cam thảo vàng. Món quà rẻ tiền đó, rưng rưng bao chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Giờ đây, bạn ở phương trời nào, có còn nhớ hay không? Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Máu người Hà Nội có vị sấu chua”. Vâng, có lẽ thế. Đã là người Hà Nội, ai chẳng mang trong mình tình yêu với vòm xanh cây sấu, da diết tiếng ve gọi về một trời nhớ thương, một trời kỉ niệm, xao xuyến lòng kẻ ở người đi 1. Phần Mở hài - Em được sinh ra và lớn lên tại thành phố Hải Phòng. Thành phố quê em được gọi bằng cái tên rất hay, rất đẹp: “Thành phố hoa phượng đỏ". - Em rất thích cái tên ấy vì nó đúng với màu đỏ rực của hoa phượng vào những ngày hè. - Ai đã một lần đến thành phó quê em vào những ngày hè, em tin trong lòng họ sẽ lưu giữ mãi sắc đỏ của hoa và âm thanh của những tiếng ve râm ran trên các cành cây. 2. Phần Thân bài - Đứng ngẩm nhìn hàng phượng vĩ trên đường phố, em bất chợt nhớ đến câu hát: “Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ. Ơi Hải Phòng thành phố quê hương.Thành phố quê em vốn đã đẹp, lại càng đẹp hơn vào những ngày hoa phượng nở. Có lẽ hàng câv phượng vĩ này được trồng từ rất lâu. Mỗi cây đều cao đến cả chục mét. Kẻ cây màu nâu ngoằn ngoèo trên mặt đất trông như những con rắn khổng lồ đang bò quanh gốc cây. Gốc cây to màu nâu bạc. Có lẽ nó đã dãi dầu mưa nắng suôt những tháng năm. - Mỗi thân cây to hơn một vòng tay của em. Từ thân cây tòa ra nhiều cành trông như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. - Lá phượng xanh um mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông giống đuôi chim phượng. - Lại gần hàng cây, em không hiểu vì sao một thân cây sần sùi nhiều mấu như thê mà lại cho những bông hoa đẹp và mềm mịn đến như vậy. - Hoa phượng nở từng chùm. Mỗi bông có năm cánh. Cánh hoa phượng mịn như nhung đỏ rực, lung linh dưới nắng hè. - Nằm giữa những cánh hoa là nhị hoa màu vàng dài và cong cong. - Đi trên đường phố Hải Phòng vào những ngày hè, em thấy cả một góc trời đỏ rực. Màu đỏ của hoa như rực rỡ hơn giữa nền trời xanh thẳm. Giữa không gian cao rộng, tiếng ve râm ran như một bản hòa tấu trên những cành phượng vĩ làm cho thành phố Hải Phòng không chỉ đẹp bởi sắc đỏ của hoa mà còn bằng cả âm thanh rộn rã. . Hoa phượng còn được gọi là “hoa học trò” vì nó gắn liền với tuối học sinh cua chúng em. Mỗi khi nhìn lên những cành phượng ngoài sân trường thấy những bông phượng đầu mùa là ngày hò sắp đến. Chúng em sắp phải xa mái trường, xa thầy cô, xa bạn bè thân yêu trong suốt những ngày hè. 3. Phần Kết bài - Em yêu những hàng phượng vĩ của thành phố quê em. - Em yêu tiếng ve râm ran trên những hàng cây. Dù lớn lên có phải xa quê hương đi học, đi làm thì cũng không bao giờ em quên được sắc màu rực rỡ của những cánh hoa phượng, không bao giờ quên được âm thanh rộn rã của bản hòa tấu được tạo nên bởi những tiếng ve.
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_o_luyen_mon_toan_lop_4_tuan_25.docx