Bài kiểm tra Giữa học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Phương Dung (Có đáp án)
Bài 1: ( 0,5 đ) M 1 Đọc số 7 312 836 :
.
Bài 2: ( 0,5 đ)M 1 Viết số gồm 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị : .
Bài 3 : (0,5 đ) M 1 chữ số 3 trong số 123 456 789 có giá trị là:
A. 3000 000 B. 300 000 C . 30 000 D. 3 000
Bài 4 : ( 0,5 đ) M 1 Chữ số 7 trong số 178 320 005 thuộc hàng .,
Bài 5 :. ( 0,5đ ) M 1 Điền dấu >, <, =="">,>
8 574 .87 540 39 680 .39 000 + 680
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Giữa học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Phương Dung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gv : Nguyễn Thị Phương Dung ĐỀ KIỂM TRA LỚP 4 GIỮA HKI MÔN TOÁN NĂM HỌC : 2019-020 I. MỤC TIÊU : Kiểm tra kiến thức của học sinh về: Đọc, viết so sánh số tự nhiên, hàng và lớp. Đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không qua ba lượt và không liên tiếp. Chuyển đổi số đo thời gian đã học; chuyển đổi thực hiện phép tính vơi số đo khối lượng đã học. Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù ; hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông Giải bài toán Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II. ĐỀ KIỂM TRA Bài 1: ( 0,5 đ) M 1 Đọc số 7 312 836 : .. Bài 2: ( 0,5 đ)M 1 Viết số gồm 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị : . Bài 3 : (0,5 đ) M 1 chữ số 3 trong số 123 456 789 có giá trị là: A. 3000 000 B. 300 000 C . 30 000 D. 3 000 Bài 4 : ( 0,5 đ) M 1 Chữ số 7 trong số 178 320 005 thuộc hàng .........., Bài 5 :. ( 0,5đ ) M 1 Điền dấu >, <, = 8 574 ........87 540 39 680 ..........39 000 + 680 Bài 6: ( 0,5 đ) M 1 : ghi tên Góc dưới mỗi hình sau: .......................... ......................... ............................... . ............................. Bài 7: Điền vào chỗ chấm. ( 1đ) M 2 a) 2 phút = giây b) 3 giờ 10 phút = phút Bài 8: ( 1đ) M 2 Đặt tính rồi tính: 845763 + 96858 607549 - 536857 Bài 9 : Tìm số trung bình cộng của các số sau: ( 1đ) MỨC 2 36, 42 và 57 Bài 10 : Tính : ( 1đ) M 3 a) chu vi hình vuông có cạnh là 56 cm .. .. b). Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 7cm .. .. Bài 11 : Hai thửa ruộng thu được 5 tấn 2 tạ thóc. Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai là 8 tạ thóc. Hỏi thu hoạch ở mỗi thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? ( 2đ) Mức 3 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Bài 12 : ( 1đ) Mức 4 Tìm số tròn trăm x, biết: 540 < x < 870 CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu 0,5 điểm Bài 1: ( 0,5 đ) M 1 Đọc số 7 312 836 :Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu Bài 2: ( 0,5 đ)M 1 Viết số gồm 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị : 5 760 342 Bài 3 : (0,5 đ) M 1 chữ số 3 trong số 123 456 789 có giá trị là: A. 3000 000 Bài 4 : ( 0,5 đ) M 1 Chữ số 7 trong số 178 320 005 thuộc hàng chục triệu, Lớp triệu Bài 5 :. ( 0,5đ ) M 1 Điền dấu >, <, = 8 574 < 87 540 39 680 = 39 000 + 680 Bài 6: ( 0,5 đ) M 1 : Góc nhọn Góc vuông Góc bẹt . Góc tù Bài 7:. ( 1đ) M 2 a) 2 phút = 120 giây b) 3 giờ 10 phút = 190 phút Bài 8: ( 1đ) M 2 Đặt tính rồi tính: 186 954 + 247 436 434 380 839 084 - 246 937 592 147 Bài 9 : Tìm số trung bình cộng của các số sau: ( 1đ) MỨC 2 36, 42 và 57 (36 + 42 + 57 ) : 3 = 45 Bài 10 : Tính : ( 1đ) M 3 a) ( 0,5 đ) chu vi hình vuông có cạnh là 56 cm P = 56 x 4 = 224 cm b).( 0,5 đ) Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 7cm S = 12 x 7 = 84 cm2 Bài 11 : ( 2đ) Mức 3 5 tấn 2 tạ = 52 tạ 0,25đ Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch là 0,25đ (52 + 8) : 2 = 30 tạ = 3 000 kg 0,5đ Thửa ruộng thứ hai thu hoạch là 0,25đ 52 – 30 = 22 tạ = 2 200 kg 0,5đ Đáp số : a) 3 000 kg b) 2 200 kg 0,25đ Hoặc 5 tấn 2 tạ = 5 200 kg 8 tạ = 800 kg 0,5đ Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch là 0,25đ (5 200 + 800) : 2 = 3 000 kg 0,5đ Thửa ruộng thứ hai thu hoạch là 0,25đ 5 200 – 3000 = 2 200 kg 0,25đ Đáp số : a) 3 000 kg b) 2 200 kg 0,25đ Bài 12 : ( 1đ) Mức 4 Tìm số tròn trăm x, biết: 540 < x < 870 X = 600 ; X = 700; X = 800 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC I/ MỤC TIÊU: 1/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: - Yêu cầu HS đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ khoảng 75 tiếng/ phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 2/ ĐỌC THẦM: - Yêu cầu HS biết đọc thầm, đọc lướt để tìm thông tin nhanh. - Xác định được cấu tạo của tiếng Từ đơn, từ phức, danh từ, động từ trong bài đọc. II. ĐỀ KIỂM TRA A. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG : 3 điểm - Học sinh bốc thăm đọc một đoạn ở một bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 (Do giáo viên đã chuẩn bị trước ) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT : 7 điểm Đọc bài văn trên, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau: Thưa chuyện với mẹ Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ: - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: - Con vừa bảo gì? - Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn. - Ai xui con thế? Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu: - Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con Con muốn học một nghề để kiếm sống Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo: - Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn. Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông. Theo Nam Cao Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6 Câu 1: Cương xin mẹ đi học nghề gì? ( 0,5 đ) Mức 1 a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn d) Nghề thợ may Câu 2: Cương học nghề thợ rèn để làm gì? ( 0,5 đ) Mức 1 a. Để giúp đỡ mẹ. b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả. c. Để có tiền đi học tiếp. d. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống. Câu 3 : Tác giả viết câu chuyện này để nói về điều gì ? ( 0,5 đ) Mức 2 Câu 4 : Em hãy giải nghĩa từ “dòng dõi quan sang ” ( 0,5 đ) Mức 2 Câu 5: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? vì sao .( 0,5 đ) Mức 2 Câu 6: Vì sao mẹ Cương phản đối con mình học thợ rèn ? ( 0,75 đ) Mức 3 Câu 7: Qua bài em học được ở Cương đức tính gì” ? ( 0,75 đ) Mức 3 .. Câu 8 : Em hãy tìm từ động từ có trong câu văn sau:“. Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.” ? ( 0,5 đ) Mức 1 . Câu 9 : Từ “buôn bán” là từ ghép phân loại hay từ ghép tổng hợp ( 0,5 đ) Mức 2 .. Câu 10: Câu “Mẹ Cương như đã hiểu lòng con.” gồm có mấy từ phức? ( 1 đ) Mức 3 Một b. Hai c. Ba d. Bốn Câu 11: Em hãy tìm danh từ riêng có trong bài và đặt câu với danh từ riêng đó( 1đ) Mức 4 .. CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM A. Phần đọc thành tiếng : 3 điểm - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc đô đạt yêu cầu ( Khoảng 75 tiếng/ phút) , giọng đọc có biểu cảm : 1điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các các cụm từ rõ nghĩa ; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm B. Phần đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt : 7 điễm Câu Nội dung Điểm Câu 1 c. Nghề thợ rèn ( 0,5 đ) Mức 1 Câu 2 d. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống. ( 0,5 đ) Mức 1 Câu 3 Qua câu chuyện muốn nói rằng nghề nghiệp nào cũng đáng quý ( 0,5 đ) Mức 2 Câu 4 Ý nói gia đình có nhiều đời làm quan ( 0,5 đ) Mức 2 Câu 5 GV linh động ghi điểm căn cứ vào ý của học sinh ( 0,5 đ) Mức 2 Câu 6 Vì mẹ Cương sợ mất thể diện của gia đình ( 0,75 đ) Mức 3 Câu 7 Vd: Hiếu thảo với cha mẹ ( 0,75 đ) Mức 3 Câu 8 Xin, đi làm ( 0,5 đ) Mức 1 Câu 9 Ghép tổng hợp ( 0,5 đ) Mức 2 Câu 10 2 từ: Mẹ Cương ,lòng con ( 1 đ) Mức 3 Câu 11 GV linh động ghi điểm căn cứ vào ý của học sinh ( 1 đ) Mức 4 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT I. MỤC TIÊU : - Nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh. ( tốc độ viết 75 chữ / 15 phút, nét chữ, cỡ chữ, trình bày, viết đúng chính tả) - Kiểm tra kĩ năng viết văn bản của học sinh ( việc dùng từ, diễn đạt câu, trình bày một bức thư ) II. ĐỀ KIỂM TRA : A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm Giáo viên đọc cho học sinh viết: Chiều trên quê hương Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen. Theo Đỗ Chu B. Tập làm văn : Đề bài : Viết một bức thư cho bạn nói về ước mơ của em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHI TIẾT A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu ( Khoảng 75 chữ/ 15phút) ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ) : 1 điểm B. Tập làm văn : 8 điểm Viết được bức thư đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư) theo yêu cầu đã học, nội dung bức thư có thăm hỏi, kể cho bạn về tình hình học tập của lớp và ước mơ của em, lời lẽ trong thư chân thực tự nhiên; Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, ít mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 1. Đầu thư : .. : 1 điểm 2. Phần chính : a. Nội dung : . : 1,5 điểm b. Kĩ năng : . : 1,5 điểm c. Cảm xúc : . : 1 điểm 3. Phần cuối thư : ..: 1 điểm 4. Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả : 0,5 điểm 5. Biết dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, mạch lạc, rõ ý : 0,5 đ 6. Có sáng tạo trong cách viết : 1 điểm
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_toan_va_tieng_viet_lop_4_nam.doc