Bài kiểm tra định kì lần IV môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Đồng Tâm (Có đáp án)
Bài 1: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục STV3/t2 trang 94
Đoạn 1 (Giữ gìn dân chủ mạnh khỏe) trả lời câu hỏi: Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Đoạn 2 (Vậy nên là sức khỏe) trả lời câu hỏi: Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?
Bài 2. Cóc kiện Trời STV3/t2 trang 122, 123
Đoạn 1 (Ngày xưa .đi theo) và trả lời câu hỏi: Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
Đoạn 3 (Sắp đặt xong . Cọp vồ) và trả lời câu hỏi: Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
Bài 3. Sự tích chú Cuội cung trăng STV3/T2 trang 131, 132
Đoạn 1(Ngày xưa mang về) trả lời câu hỏi: Nhờ đâu chú Cuội phát tìm ra cây thuốc quý?
Đoạn 2 (Từ khi có .hay quên) trả lời câu hỏi: những việc gì xảy ra với vợ chú Cuội?
Đoạn 3 (Một lần .thuốc quý) và trả lời câu hỏi: Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TÂM == *** == BÀI KIÊM TRA ĐỊNH KỲ LẦN IV Năm học : 2013 – 2014 Môn : Tiếng Việt - Lớp 3 (Thời gian: 60 phút) Họ và tên : ..- Lớp 3 Điểm bài kiểm tra Bằng số : . Bằng chữ : .. Người chấm : Chữ kí : Họ và tên : Người coi : Chữ kí : .. Họ và tên : KIỂM TRA ĐỌC 1.Đọc thành tiếng 2. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi Bài 1: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục STV3/t2 trang 94 Đoạn 1 (Giữ gìn dân chủ mạnh khỏe) trả lời câu hỏi: Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Đoạn 2 (Vậy nên là sức khỏe) trả lời câu hỏi: Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước? Bài 2. Cóc kiện Trời STV3/t2 trang 122, 123 Đoạn 1 (Ngày xưa .đi theo) và trả lời câu hỏi: Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? Đoạn 3 (Sắp đặt xong . Cọp vồ) và trả lời câu hỏi: Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên? Bài 3. Sự tích chú Cuội cung trăng STV3/T2 trang 131, 132 Đoạn 1(Ngày xưa mang về) trả lời câu hỏi: Nhờ đâu chú Cuội phát tìm ra cây thuốc quý? Đoạn 2 (Từ khi có .hay quên) trả lời câu hỏi: những việc gì xảy ra với vợ chú Cuội? Đoạn 3 (Một lần .thuốc quý) và trả lời câu hỏi: Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? Đọc thầm và làm bài tập Người đi săn và con vượn 1. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. 2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực. Người đi săn đứng im chờ kết quả .... 3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. Theo Lép Tôn-xtôi Dựa vào nội dung bài tập đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? a. Bác thợ săn có thể bắn trúng một con vật từ rất xa. b. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. c. Bác thợ săn có thể bắn trúng một con vật đang chạy. Câu 2. Chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? a. Trước khi chết vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. b. Vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3. Chứng kiến cái chết vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? a. Bác đem vượn mẹ và vượn con về nhà. b. Bác bẻ gãy nỏ và không bao giờ đi săn nữa. c. Bác tiếp tục đi săn những con thú khác. Câu 4. Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? a. Không nên giết hại muôn thú. b. Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. c. Cả hai ý trên đều đúng Câu 5. Câu “Bác nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.” Trả lời cho câu hỏi nào? a. Vì sao? b. Bằng gì? c. Khi nào? Câu 6. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu hai chấm? a. Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết: chăn màn, giường chiếu,... b. Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ: những thứ cần thiết chăn màn, giường chiếu,... c. Nhà an dưỡng trang bị: cho các cụ những thứ cần thiết chăn màn, giường chiếu,... Câu 7. Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa? a. Đồng làng thoảng gió heo may. b. Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. c. Vườn cây đầy tiếng chim hót. II. KIỂM TRA VIẾT 1. CHÍNH TẢ (nghe viết) Bài viết: Quà của đồng nội Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời./. 2. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn. Kể lại một việc tốt mà em đã làm góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: (Giáo viên ghi lên bảng học sinh không phải viết vào giấy thi) a. Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường? b. Kết quả việc làm của em ra sao? c. Cảm tưởng của em sau khi đã làm góp phần bảo vệ môi trường? HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP BA NĂM HỌC: 2013 - 2014 A. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thầm trả lời câu hỏi (4điểm) Câu/điểm Câu 1(0,5đ) Câu 2(0,5đ) Câu 3(0,5đ) Câu 4(0,5đ) Câu 5(0,5đ) Câu 6(0,5đ) Câu 7 (1đ) Ý đúng b c b c b a b HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG Đọc thành tiếng (6điểm) a. Đọc thành tiếng 5 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm. - Đúng tiếng, đúng từ 3 điểm (Sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm, sai từ 3-5 tiếng 2điểm, sai từ 6-10 tiếng 1,5điểm, sai từ 11-15 tiếng 1điểm; sai từ 16-20 tiếng: 0,5đ; sai trên 20 tiếng: 0điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng 1điểm (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ ở 1, 2 dấu câu); không ngắt nghỉ hơi đúng 3-4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng 5 dấu câu trở lên: 0 điểm. - Đạt tốc độ 1 điểm; đọc quá 1-2 phút: 0,5 điểm; quá 2 phút phải đánh vần nhẩm: 0 điểm b. Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu 1 điểm. PHẦN KIỂM TRA VIẾT - LỚP BA 1. CHÍNH TẢ: 5 điểm Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,25 điểm/toàn bài. 2. TẬP LÀM VĂN: 5 điểm Học sinh viết được đoạn văn ngắn có nội dung đúng theo yêu cầu đề bài, biết dùng từ và đặt câu đúng, lời văn trôi chảy đạt 5 điểm. Tuỳ nội dung bài viết của học sinh, giáo viên chấm điểm tương ứng: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1. * Lưu ý: Không yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn có bố cục đầy đủ, khuyến khích học sinh đã biết trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh.
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_lan_iv_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_201.doc