Bài giảng Toán Lớp 5 - Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
1. Diện tích xung quanh của hình lập phương
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.
Diện tích xung quanh của hình lập phương:
Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt bên của hình lập phương.
2. Diện tích toàn phần của hình lập phương:
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích 6 mặt của hình lập phương.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 5 - Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần củahình lập phươngKIỂM TRA BÀI CŨ:1, Em hãy nêu qui tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ?2, Em hãy nêu qui tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?Quy tắc: Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)Công thức: Sxq = chu vi đáy x chiều caoHay : Sxq = (chiều dài + chiều rộng) x 2 x chiều caoQuy tắc: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.Công thức: Stp = Sxq + S hai đáy(3)(2)(4)(6)(5)(1)Hình lập phương có: - 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh - 6 mặt đều là hình vuông - 12 cạnh đều bằng nhau - Chiều dài = chiều rộng = chiều cao? Nêu những đặc điểm của hình lập phương?? Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?? Có bạn nói : "Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt". Theo em bạn nói thế đúng hay sai, vì sao?Giống nhau: Có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnhKhác nhau: + HHCN: có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Có 3 kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao+ HLP: 6 mặt đều là hình vuông; có các kích thước đều bằng nhau.Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt, có chiều dài bằng chiều rộng bằng chiều cao.Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:(3)(2)(4)(6)(5)(1) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.Diện tích xung quanh của hình lập phương:(3)(2)(4)(6)(5)(1) Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt bên của hình lập phương.II- Bài mới1. Diện tích xung quanh của hình lập phương:(2)(1)Ví dụ: Một hình lập phương có cạnh là 5cm. Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó.Cách 1: Tính diện tích từng mặt rồi cộng lại: + + + = 100 (cm2)Cách 2: Lấy diện tích một mặt rồi nhân với 4.( ) x 4 = 100 (cm2)Diện tích 1 mặt* Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.5 x 55 x 55 x 55 x 55 x 5(3)(4)(5)(6)5 cm5 cm5 cmDiện tích xung quanh của hình lập phương là:? Hãy nêu quy tắc tính DTXQ của HLP?Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương: Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.Công thức: Sxq = a x a x 4Trong đó: Sxq: diện tích xung quanh; a: số đo cạnh2. Diện tích toàn phần của hình lập phương: Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích 6 mặt của hình lập phương.(3)(2)(4)(6)(5)(1) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Diện tích toàn phần của hình lập phương(3)(2)(4)(6)(5)(1)Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. Ví dụ: Một hình lập phương có cạnh dài 5cm. Hãy tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.(2)(4)(6)(5)(1)5 x 5Diện tích toàn phần của hình lập phương là:(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)(3)Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.5 cm5 cm5 cmb. Diện tích toàn phần của hình lập phương:Sxq = a x a x 4Stp = a x a x 6* Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.*Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta làm như thế nào ?Công thức: (a: số đo cạnh)- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào ?2. Thực hành:Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5m.Bài giải:Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: Diện tích xung quanh: 9 m2; Diện tích toàn phần: 13,5 m21,5 m1,5 m1,5 m diện tích xung quanhdiện tích toàn phần cạnh 1,5mBài 2: Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 2,5dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không tính mép dán).Bài giải:Diện tích bìa để làm hộp là: (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25 (dm2) Đáp số: 31,25 dm2.2,5 dm2,5 dm2,5 dmBài 2-SGK/112:Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương?Hình 1Hình 2Hình 3Hình 4Đáp án: Hình 3, Hình 4Sxq = a x a x 4Stp = a x a x 6Công thức: (a: số đo cạnh)CỦNG CỐTập đọcTrí dũng song toànTập đọcTrí dũng song toàn Trí dũng song toàn Luyện đọc: Bài chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu cho ra lẽ. Đoạn 2: Tiếp theo để đền mạng cho Liễu Thăng Đoạn 3: Tiếp theo sai người ám hại ông. Đoạn 4: Còn lại.Tập đọcII. Tìm hiểu bài: Đọc thầm đoạn 1+2 và trả lời câu hỏiCâu 1: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ?Tập đọcTrí dũng song toànTrả lời: Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.? Khi vua Minh tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng thì nước ta thoát được nạn gì ?Tập đọc Trí dũng song toàn II. Tìm hiểu bài:Trả lời: Nước ta thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng. Cống nạp: nộp vật phẩm cho vua chúa hay nước mà mình chịu khuất phục thời phong kiến (nộp vật phẩm cho Trung Quốc để đền mạng Liễu Thăng)? Nêu ý chính đoạn 1+2?Tập đọc Trí dũng song toàn II. Tìm hiểu bài:Bằng sự mưu trí Giang Văn Minh đã buộc vua Minh phải bỏ lệ cống nạp góp giỗ Liễu Thăng hàng nămCâu 2: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.II. Tìm hiểu bài:Trả lời: Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. Câu 3: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?II. Tìm hiểu bài:Trả lời: Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông.- Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông.? Nêu ý chính đoạn 3+4?Tập đọc Trí dũng song toàn II. Tìm hiểu bài:Ông Giang Văn Minh dũng cảm bảo vệ danh dự của đất nước.Câu 4: Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?II. Tìm hiểu bài:Trả lời: Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất:-Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt.-Để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.*Nội dung bài: Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Thám hoa vừa khóc vừa than rằng: -Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! Vua Minh phán: -Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ . Giang Văn Minh nghe vậy bèn tâu: -Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? III. Đọc diễn cảm: Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Thám hoa vừa khóc vừa than rằng: -Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! Vua Minh phán: -Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ . Giang Văn Minh nghe vậy bèn tâu: -Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? III. Đọc diễn cảm:Chính tả Nghe - viết : Trí dũng song toànChính tảNghe - viết :Trí dũng song toàn Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông. Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cửu ông, khóc rằng: - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. Điếu văn của vua Lê còn có câu: ‘’ Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.’’ * Đoạn văn kể về điều gì ? Đoạn văn kể về sứ thần Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cửu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ. * Danh từ riêng có trong đoạn viết : Việt Nam, Nam Hán, Tống, Nguyên, Bạch Đằng, Minh, Giang Văn Minh, Lê Thần Tông. * Bài chính tả được trình bày bởi mấy đoạn ?Chính tảNghe – viết :Trí dũng song toàn.Bài tập: Bài 2a.Tìm và viết các từ : Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau : - Giữ lại để dùng về sau : - Biết rõ, thành thạo : - Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao : để dành, dành dụm.rành, rành rẽ, rành mạch. cái rổ, cái giành. Chính tảNghe – viết :Trí dũng song toàn.Bài tập: Bài 2b: chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: - Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: - Đồng nghĩa với giữ gìn: dũng cảmVỏ. Bảo vệ. Chính tảNghe – viết :Trí dũng song toàn.Bài tập 3: Chính tảNghe – viết :Trí dũng song toàn.a, có thể điền r,d,gi vào chỗ trống nào trong bài thơ sau: Đáp án a: rầm rì –dạo – dịu – rào – giờ - dáng.b, có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào chỗ in đậm nào trong mẩu chuyện vui sau: Đáp án b: tưởng – mãi – sợ hãi, giải thích – cổng – phải – nhỡ.Bài tập 1/ tuần 22: Chính tảHà Nội.a, Danh từ riêng là tên người tên địa lí trong đoạn văn:Nhụ, Bạch Đằng Giang, Mõn Cá Sấub, Quy tắc viết hoa tên riêng, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.Bài tập 2/ tuần 22: Chính tảHà Nội.a, Tên người:Tên một bạn nam trong lớp: Nguyễn Văn LongTên một bạn nữ trong lớp: Vũ Mai Phương- Tên một anh hung nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta: Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọcb, Tên địa lí:Tên một dòng sông ( hoặc hồ, núi, đèo): sông Hồng, sông Lô, hồ Hoàn Kiếm, - tên một xã hoặc phường: phường Nam Hòa, xã Liên Hòa,.. ZOOM - ĐỊA LÍBÀI 19 Các nước láng giềng của Việt NamĐỊA LÝ1. Cam - pu - chia? Cam-pu-chia nằm ở khu vực nào của châu Á? Giáp với những nước nào? Tên thủ đô là gì ?? Nêu đặc điểm cơ bản về địa hình của Cam-pu-chia ?? Hoạt động kinh tế chính của Cam-pu-chia là gì ?1. Cam - pu – chia - Cam- pu- chia nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp với: Việt Nam, Lào, Thái Lan và giáp biển. Thủ đô là Phnôm- pênh. - Địa hình: chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng - Các ngành sản xuất chính trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt và đánh bắt cá.1. Cam - pu - chiaMột số điểm đến nổi tiếng ở Cam-pu-chiaĐền Ăng-co-vatSihanoukville – bãi biểnNaga world1. Cam - pu - chia- Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á (trên bán đảo Đông Dương) giáp biên giới Tây-Nam Việt Nam, là một đất nước nông nghiệp và bước đầu phát triển công nghiệp.2. Lào? Lào nằm ở khu vực nào của châu Á? Giáp với những nước nào? Tên thủ đô là gì ?? Nêu đặc điểm cơ bản về địa hình của Lào.? Nêu hoạt động kinh tế chính của Lào.2. Lào - Lào nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp với: Việt Nam, Trung Quốc , Thái Lan , Mi –an –ma ; Cam –pu -chia và không giáp biển . Thủ đô là Viêng Chăn. - Địa hình: chủ yếu là núi và cao nguyên- Các ngành sản xuất chính trồng lúa gạo, quế, cánh kiến, gỗ 2. Lào.Một số điểm đến nổi tiếng ở LàoChùa Phra KeoNúi PhousiLuông-pha-băng – thành phố quyến rũ nhất Đông Nam Á1. Cam - pu - chia- Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á (nằm trên bán đảo Đông Dương) giáp biên giới Tây-Nam Việt Nam, là một đất nước nông nghiệp và bước đầu phát triển công nghiệp.2. Lào- Lào thuộc khu vực Đông Nam Á (nằm trên bán đảo Đông Dương) giáp biên giới phíaTây của Việt Nam, là một đất nước nông nghiệp và bước đầu phát triển công nghiệp.Nước Vị trí giới hạn Địa hình chính Sản phẩmCam- pu- chia - Khu vực Đông Nam Á (giáp Việt Nam, Thái Lan,Mi-an -ma, biển).- Đồng bằng dạng lòng chảo. - Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt...Lào- Khu vực Đông Nam Á (giáp Việt Nam,Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, Cam-pu-chia).- Không giáp biển.- Núi và cao nguyên - Quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo . Luông Pha- băng (Lào)Đền Ăng-co-vát(Cam-pu-chia)Nêu hiểu biết của em về Trung Quốc ? - Trung Quốc nằm ở Đông Á. Thủ đô là Bắc Kinh, là nước láng giềng của Việt Nam. - Trung Quốc có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất thế giới- Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh bậc nhất thế giới Trung Quốc có diện tích 9 597 000km2 là nước có diện tích lớn thứ 3 trên TG (sau Liên Bang Nga và Ca-na-đa), có số dân đông nhất TG ( hơn 1,4 tỉ người chiếm 18,49% dân số TG). Nếu so sánh với Việt Nam thì diện tích gấp gần 30 lần nhưng dân số chỉ gấp khoảng hơn 14 lần. Điều này chứng tỏ mật độ dân số nước ta rất cao. Trung Quốc từ rất sớm đã được TG biết đến và công nhận nền văn minh Trung Hoa do những thành tựu văn hóa rực rỡ mà người dân Trung Quốc trong quá trình phát triển đã tạo nên. - Nhiều triều đại Trung Quốc đã có người chép sử, để lại nhiều tài liệu lịch sử cho đời sau.- Khoa học tự nhiên: Với các sách về toán học, thiên văn học, phép làm lịch,..- Phát minh lớn về kĩ thuật: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, kĩ thuật làm thuốc súng, sáng chế ra la bàn.Kể tên một số hàng hóa được Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới ?1. Cam - pu - chia- Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á (nằm trên bán đảo Đông Dương) giáp biên giới Tây-Nam Việt Nam, là một đất nước nông nghiệp và bước đầu phát triển công nghiệp.2. Lào- Lào thuộc khu vực Đông Nam Á (nằm trên bán đảo Đông Dương) giáp biên giới phíaTây của Việt Nam, là một đất nước nông nghiệp và bước đầu phát triển công nghiệp.3. Trung QuốcTrung Quốc có diện tích lớn, số dân đông nhất thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh và nổi tiếng về 1 số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp.Đồ chơiTrái câyHàng may mặcSản xuất ô tôMột số sản phẩm của Trung QuốcMột đoạn Vạn lí Trường Thành (Trung Quốc)Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Lào, Cam-pu-chia là những nước nông nghiệp, bước đầu phát triển công nghiệp .Ghi nhớ:Các em viết hai bài chính tả nhé: 1, Bài: Trí dũng song toàn2. Bài: Hà Nội( Chú ý: viết xong bài Trí dũng song toàn thì để cách 2 dòng sau đó kẻ hết bài và viết tiếp bài Hà Nội)*** Xem trước bài của ngày mai (toán: Thể tích của một hình + LTVC: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ + Khoa học: bài 41 và bài 44 học gộp) và đọc bài môn địa lí. Bài 19: Các nước láng giềng với Việt Nam để mai học cả địa lí nhé. NGÀY MAI VẪN HỌC VÀO 13H30 các em nhé (vì có phòng giáo dục kiểm tra không đổi giờ dạy được) . CÁC EM CHUẨN BỊ BÀI CHO TỐT NHÉ.Nhớ làm đủ bài trong vở bài tập toán bài DTXQ và DTTP hình lập phương với bài luyện tập nữa. Làm xong chụp gửi bài.**** HÔM TRƯỚC AI CHƯA NỘP VỞ TẬP LÀM VĂN NGÀY MAI NHỚ MANG LÊN NỘP ĐẦY ĐỦ.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_toan_lop_5_dien_tich_xung_quanh_va_dien_tich_toan.ppt