Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết) - Phạm Thị Tuyết

Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết) - Phạm Thị Tuyết

CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Bài văn tả người thường có ba phần:

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Thân bài:

 Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, )

 Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ).

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

 

ppt 16 trang loandominic179 2160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 5 - Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết) - Phạm Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI( QUAN SÁT VÀ CHỌN LỌC CHI TIẾTTRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN AM 1- HUYỆN NGỌC LẶC – THANH HÓATẬP LÀM VĂNGIÁO VIÊN: PHẠM THỊ TUYẾT - Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người. CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜIBài văn tả người thường có ba phần:Mở bài: Giới thiệu người định tả.Thân bài: Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ).3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.KHỞI ĐỘNGThứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm vănLuyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)Tập làm vănLuyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)1) Đọc bài văn sau và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,...) Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.	 Theo MÁC–XIM GO-RƠ-KI Tập làm vănLuyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)- Bài văn tả những đặc điểm ngoại hình nào của người bà?+ Tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, giọng nói của người bà.- Em hãy nêu từng đặc điểm ngoại hình của người bà về: mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, giọng nói.Hoạt động nhóm3 phútThứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm vănNhững đặc điểm ngoại hình của người bà:Mái tócĐôi mắtKhuôn mặtGiọng nóiLuyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)- đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối ; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.(Khi bà mỉm cười) Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. đôi má ngăm ngăm, đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt bà hình như vẫn tươi trẻ. trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông ; khắc sâu vào trí nhớ cậu bé ; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đóa hoa.Tập làm văn - Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả? (tác giả đã quan sát và chọn lọc các chi tiết như thế nào?)- Tác giả ngắm bà rất kĩ và đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc họa rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của cháu đối với bà qua từng lời tả.Luyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm vănLuyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)Tập làm văn2) Đọc và ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài văn sau:Luyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm vănNgồi xem anh Thận làm việc thật thích: Có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.Thổi nào ! - Anh bảo cậu thợ phụ.Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lửa liếm lên rực rỡ- Thôi ! - Anh nói.Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, trong khi anh Thận lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “ Này... Này...Này...” Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng. Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.	 Theo Nguyên NgọcNgười thợ rènLuyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc- Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt một con cá sống- Quai những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung tóe thành những tia lửa sáng rực, )- Quặp thỏi sắt trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng ; lệnh cho thợ phụ thổi bễ. - Lôi con cá lửa ra, quật nó lên đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “Này Này Này ”- Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu.- Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu cuộc chinh phục mới.Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm văn- Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả? (tác giả đã quan sát và chọn lọc các chi tiết như thế nào?)- Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá bướng bỉnh, hung dữ ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Người đọc bị cuốn hút bởi cách tả của tác giả. Bài văn hấp dẫn, sinh động. Luyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm vănLuyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)Kết luận:*Khi quan sát viết một bài văn tả người, cần lưu ý:- Xác định mục đích rõ ràng để tập trung quan sát ngoại hình, họat động của nhân vật.- Tập trung quan sát kĩ đối tượng định tả. Vận dụng nhiều giác quan để quan sát.- Quan sát, chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. - Khi viết cần kết hợp với nhận xét, liên tưởng, ví von đồng thời kín đáo thể hiện cảm xúc của mình với nhân vật.Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm văn* Tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết để tả người là:	Tìm ra đặc điểm riêng biệt, tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác. Bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng. Luyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm văn Về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp (cô giáo, thầy giáo, người hàng xóm, ) để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết tập làm văn tuần 13 - Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)Luyện tập tả người(Quan sát và chọn lọc chi tiết)HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Tập làm văn Chúc các em chăm ngoan, học giỏi!Chào tạm biệt các em!

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_5_luyen_tap_ta_nguoi_quan_sat_va_c.ppt