Bài giảng Tập đọc Lớp 5 - Thái sư Trần Thủ Độ - Vũ Đức Tứ
Khi có người muốn xin chức câu đương thì Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trần Thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác.
Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?
Ông muốn răn đe những kẻ làm sai phép nước.
Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn
thưởng cho vàng, lụa.
Ông xử lý như vậy là có ý gì?
Ông làm như vậy nhằm động viên, khuyến khích những người làm đúng theo phép nước.
Đoạn 2 cho thấy Trần Thủ Độ là người như thế nào?
Trần Thủ Độ là một người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc Lớp 5 - Thái sư Trần Thủ Độ - Vũ Đức Tứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 5- TUẦN 20 - TIẾT 1Thái sư Trần Thủ ĐộNĂM HỌC 2020 - 2021Tác giả: Vũ Đức TứTrường Tiểu học Đức Xuân – TP Bắc KạnTRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XUÂN – LỚP 5A4 Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có gì khác nhau? Anh Lê có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình nhỏ bé so với sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược. Còn anh Thành thì không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng ở việc ra nước ngoài tìm hiểu để về cứu dân, cứu nước.Thứ hai ngày 25 tháng 01năm 2021Tập đọcThái sư Trần Thủ Độ Theo Đại Việt sử kí toàn thư Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Bản kịch được chia làm 3 đoạn:Đoạn 1: Từ đầu đến mới tha cho.Đoạn 2: Tiếp theo đến lấy vàng, lụa thưởng cho.Đoạn 3: Phần còn lại.3 bạn đọc nối tiếp đoạn, cả lớp đọc thầm và tìm tiếng, từ khó đọc có trong bài.Luyện đọc đoạn lần 1câu đương, Trẫm, xã tắc chuyên quyềnLuyện đọc từ tâu xằng, lo lắm,quở trách, 3 bạn đọc nối tiếp đoạn, cả lớp đọc thầm, tìm câu dài khó đọc và tìm cách ngắt, nghỉ các câu đó.Luyện đọc đoạn lần 2Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước. Luyện đọc câu Đọc nối tiếp các khổ thơ trong nhóm đôi (1 bạn đọc đoạn bạn kia nghe và sửa lỗi cho bạn nếu bạn mắc lỗi)1 em đọc trú giải, cả lớp đọc thầmTìm hiểu bài1. Khi có người muốn xin chức câu đương thì Trần Thủ Độ đã làm gì? Trần Thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác.Tìm hiểu bài 2. Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì? Ông muốn răn đe những kẻ làm sai phép nước. 3. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa. 4. Ông xử lý như vậy là có ý gì? Ông làm như vậy nhằm động viên, khuyến khích những người làm đúng theo phép nước. 5. Đoạn 2 cho thấy Trần Thủ Độ là người như thế nào? Trần Thủ Độ là một người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. 6. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình là người chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào? Ông đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. 7. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? Trần Thủ Độ là người cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước. Nội dung Câu chuyện ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là một người cư xử gương mẫu,nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm trái phép nước.Câu chuyện nói lên nội dung gì?C/Luyện đọc diễn cảmTrần Thủ Độ có công lớn, Vua cũng phải nể . Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu: - Bệ hạ còn trẻ mà Thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm. Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói: - Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu: - Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật. Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2021Tập đọcThái sư Trần Thủ Độ Theo Đại Việt sử kí toàn thư Nội dung: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm trái phép nước.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tap_doc_lop_5_thai_su_tran_thu_do_vu_duc_tu.pptx