Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 25: Liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (Bản hay)

Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 25: Liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (Bản hay)

Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần .

1) Mỗi từ ngữ in nghiêng dưới đây thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

(1) Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật .(2) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ . (3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất .(4) Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình,

thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy . (5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.

 

ppt 15 trang loandominic179 3361
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 25: Liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện từ và câu – Lớp 5 Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.KIỂM TRA BÀI CŨLiên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ1) Để liên kết các câu trong bài, ta làm cách nào ?2) Chọn từ thích hợp điền vào vị trí của dấu (. . . ) để hai câu sau liên kết với nhau “ Bác tự cho mình là “ người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đày tớ trung thành của nhân dân”. Ở ( . . .) , lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt .”A. Ông	B. cụ	C. Tôi	D. BácBácBài mới Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữLuyện từ và câuI. Nhận xétII. Ghi nhớ - SGK trang 76III. Luyện tập 1) Các câu trong đoạn văn sau nói về ai ? Những từ ngữ nào cho biết điều đó ?	Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng . 2) Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt ở đoạn văn sau ? Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh . Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng.Từ đấy, Hưng ĐạoVương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng . (1)Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. (2) Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. (3) Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. (4) Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. (5) Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. (6) Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng . Ghi nhớ: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần . (1) Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật .(2) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ . (3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất .(4) Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy . (5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. 1) Mỗi từ ngữ in nghiêng dưới đây thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?Hai LongNgười đặt hộp thưanhngười liên lạcĐóanhnhững vật gợi ra hình chữ VTrắc nghiệm1) Chọn câu nào đứng sau câu văn : “ Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non ” để tạo mối liên hệ giữa hai câu và tránh lặp từ ? A. Cái hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía . B. Nó ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía .2) Chọn câu nào đứng sau câu văn :“ Đồng hồ là người bạn cần mẫn và thân thiết của em.” để tạo mối liên hệ giữa hai câu và tránh lặp từ ? B. Sáng nào, chú gà trống ấy cũng gáy vang gọi em dậy sớm để ôn bài, chuẩn bị đi học. A. Sáng nào, đồng hồ cũng reo vang gọi em dậy sớm để ôn bài, chuẩn bị đi học.Trắc nghiệm? Em hãy nêu cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ ? 2) Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ : Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm : - Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi . An Tiêm lựa lời an ủi vợ : - Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được . NàngchàngChúc các em học tốt, chăm ngoan.Bài học kết thúc GV: NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_25_lien_ket_cau_trong_b.ppt